Khoa học & Công nghệ

Xuất hành đầu năm Kỷ hợi tốt nhất ngày nào

  • Tác giả : Phạm Nga
(khoahocdoisong.vn) - Xét theo 5 phương pháp xem ngày có cơ sở vững chắc thì ngày mồng 5 Tết là tốt nhất. Ngày mồng 1, 3, 8 cũng là ngày tốt. 

Không có “Cô âm - Độc dương”

GS.TSKH Hoàng Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm UNESCO cho biết, có 5 phương pháp chính, có tính “xác suất cổ” với độ chính xác đạt từ 40 – 50% là: Sinh khắc can chi, cửu tinh, nhị thập bát tú, 12 chỉ trực (Trực) và hoàng đạo - hắc đạo.

Nếu cả 5 phương pháp mà có đến 3 phương pháp trở lên cho là ngày tốt thì thường đúng là ngày tốt trong thực tế. Nếu chỉ có 1 phương pháp cho là ngày tốt còn 4 phương pháp khác đều ghi là ngày xấu thì ngày đó trong thực tế cũng thường là ngày xấu.

Tuy nhiên, theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, cần lấy cơ chế “sinh khắc” của Can Chi làm chính để tiện việc sử dụng trong thực tế. Bởi theo cổ nhân, trong Trời - Đất từ cái vô hình đến cái hữu hình cái gì cũng có hai mặt kết hợp bên trong, cổ nhân gọi đó là Âm – Dương; không có gì là “cô Âm hay Độc dương” mà có thể tồn tại, kể cả thời gian như giờ, ngày, tháng, năm.

Đối với thời gian, cổ nhân đã “hoạt hóa” tính “âm – dương” qua Hệ can chi: giờ, ngày, tháng, năm nào cũng có tên Can Chi của chúng. Âm dương của Trời - Đất hài hòa, tương hợp là ngày Tốt. Trái lại âm – dương của Trời - Đất bất hòa là ngày xấu. Xem tính “tốt - xấu” của thời gian và không gian là dựa trên kết quả công việc của con người trên mặt đất, vì vậy, phải lấy “Địa Chi” làm gốc.

Xem tính “tốt - xấu” của thời gian và không gian là dựa trên kết quả công việc của con người trên mặt đất, vì vậy, phải lấy “Địa Chi” làm gốc.

Xem tính “tốt - xấu” của thời gian và không gian là dựa trên kết quả công việc của con người trên mặt đất, vì vậy, phải lấy “Địa Chi” làm gốc.

Ngày 4 và 6 là xấu

Ông Nguyễn Văn Chung, tác giả quyển Lịch Việt Nam & Cổ học phương Đông 1901 - 2103 phân tích, xét 9 ngày đầu năm Kỷ Hợi 2019 cho thấy: Mỗi ngày có sao tốt xen kẽ với sao xấu. Cần chọn ngày có nhiều sao tốt, ít sao xấu.

1. Ngày mồng 1 Tết Quý Dậu: Chi Dậu kim sinh can Quý thủy, sinh khắc ngũ hành gọi là ngày Nghĩa, tốt. Phong thủy có sao Nhất Bạch thủy tinh nhập trung cung hợp với người mệnh thủy và mệnh mộc, khắc người mệnh hỏa và mệnh thổ. Chùm 28 sao có Chủy, là sao tốt. 12 Trực có Nguy là ngày xấu. Lục Diệu (sáu sao) có Tốc Hỉ là sao tốt. Sao Nguyên Vũ là sao xấu trong Hắc Đạo.

2. Ngày mồng 2 Tết Giáp Tuất: Can Giáp mộc khắc chi Tuất thổ nên gọi là ngày Chế - xấu nhất trong sinh khắc ngũ hành. Phong thủy có sao Nhị Hắc thổ tinh nhập trung cung: Hợp với người thổ và mệnh kim, khắc người mệnh mộc và mệnh thủy. Chùm 28 sao, có Sâm là sao tốt. 12 Trực có sao Thành là ngày tốt. Lục Diệu có Xích Khẩu là sao xấu. Sao Tư Mệnh là sao tốt trong Hoàng Đạo.

3. Ngày mồng 3 Tết Ất Hợi: Chi Hợi thủy sinh can Ất mộc nên sinh khắc ngũ hành gọi là ngày Nghĩa, tốt. Phong thủy có sao Tam Bích mộc tinh nhập trung cung: Hợp với người mệnh mộc và mệnh hỏa, khắc người mệnh kim và mệnh thổ. Chùm 28 sao, có Tỉnh là sao xấu. 12 Trực có sao Thu là ngày tốt. Lục Diệu có Tiểu Cát cũng là ngày tốt. Sao Câu Trần là sao xấu trong Hắc Đạo.

4. Ngày mồng 4 Tết Bính Tí: Chi Tí thủy khắc can Bính hỏa nên sinh khắc ngũ hành gọi là ngày Phạt, xấu. Phong thủy có sao Tứ Lục mộc tinh nhập trung cung: Hợp với người mệnh mộc và mệnh hỏa, khắc người mệnh kim và mệnh thổ. Chùm 28 sao, có Quỷ là sao xấu. 12 Trực có Khai là sao tốt. Lục Diệu có Không Vong là ngày xấu. Sao Thanh Long là sao tốt trong Hoàng Đạo.

5. Ngày mồng 5 Tết Đinh Sửu: Can Đinh hỏa sinh chi Sửu thổ là ngày Bảo - tốt nhất trong sinh khắc ngũ hành. Phong thủy có sao Ngũ Hoàng thổ tinh nhập trung cung: Hợp với người thổ và mệnh kim, khắc người mệnh mộc và mệnh thủy. Chùm 28 sao, có Liễu là sao tốt. 12 Trực có Bế là sao xấu. Lục Diệu có Đại An là ngày tốt. Sao Minh Đường là sao tốt trong Hoàng Đạo.

6. Ngày mồng 6 Mậu Dần: Chi Dần mộc khắc can Mậu thổ nên sinh khắc ngũ hành gọi là ngày Phạt, xấu. Phong thủy có sao Lục Bạch kim tinh nhập trung cung: Hợp với người kim và mệnh thủy, khắc người mệnh mộc và mệnh hỏa... Chùm 28 sao, có Tinh là sao xấu. 12 Trực có Kiến là sao tốt. Lục Diệu có Lưu Liên là ngày xấu. Thiên Hình là sao xấu trong Hắc Đạo.

7. Ngày mồng 7 Kỷ Mão: Chi Mão mộc khắc can Kỷ thổ, là ngày Phạt, xấu trong sinh khắc ngũ hành. Phong thủy có sao Thất Xích kim tinh nhập trung cung: Hợp với người kim và mệnh thủy, khắc người mệnh mộc và mệnh hỏa... Chùm 28 sao, có Trương là sao tốt. 12 Trực có Trừ cũng là sao tốt. Lục Diệu có Tốc Hỉ là ngày tốt. Chu Tước là sao xấu trong Hắc Đạo.

8. Ngày mồng 8 Canh Thìn: Chi Thìn thổ sinh can Canh kim, sinh khắc ngũ hành gọi là ngày Nghĩa, tốt. Phong thủy có sao Bát Bạch thổ tinh nhập trung cung: Hợp với người thổ và mệnh kim, khắc người mệnh mộc và mệnh thủy. Chùm 28 sao, có Dực là sao tốt. 12 Trực có Mãn là sao xấu. Lục Diệu có Xích Khẩu là ngày xấu. Kim Quỹ là sao tốt trong Hoàng Đạo (xem bảng trên).

Như vậy, ngày mồng 4 và mồng 6 âm lịch có nhiều sao xấu. Các ngày còn lại có nhiều sao tốt dùng để xuất hành và khai trương công việc hoặc mở cửa hàng buôn bán...

Chọn được hướng theo mong muốn (cầu tài, cầu phúc...) của chuyến xuất hành ta sẽ được như ý.

Chọn được hướng theo mong muốn (cầu tài, cầu phúc...) của chuyến xuất hành ta sẽ được như ý.

Chọn giờ và hướng theo công việc

ThS Vũ Đức Huynh, Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người cho biết, chọn ngày, tháng, giờ tốt để khởi sự cho năm mới là tâm nguyện của mọi người. Khi đã chọn được ngày cần chọn hướng trước khi xuất hành. Chọn được hướng theo mong muốn (cầu tài, cầu phúc...) của chuyến xuất hành ta sẽ được như ý, vì mỗi hướng có một thần giám sát một tính chất công việc theo từng ngày.

Mỗi ngày có 3 vị thần giám sát ở 3 hướng chính, trong đó có thần tốt và thần nghiêm khắc khó tính. Cụ thể có Hỷ thần và Tài thần là những thần tốt. Những ngày đó đi về hướng đó sẽ tốt cho ý đồ của bạn.

Ông Nguyễn Văn Chung cho biết, phải căn cứ vào giờ cổ truyền tốt để xuất hành theo hướng như sau:

- Ngày mồng 1 Quý Dậu: Hỷ thần ở phương Đông Nam, Tài thần ở phương Chính Nam. Giờ tốt: Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tí.

- Ngày mồng 2 Giáp Tuất: Hỷ thần ở phương Đông Bắc, Tài thần ở phương Đông Nam. Giờ tốt: Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi.

- Ngày mồng 3 Ất Hợi: Hỷ thần ở phương Tây Bắc, Tài thần ở phương Đông Nam. Giờ tốt: Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất Hợi.

- Ngày mồng 4 Bính Tí: là ngày xấu không tính.

- Ngày mồng 5 Đinh Sửu: Hỷ thần ở phương Chính Nam, Tài thần ở phương Chính Tây. Giờ tốt: Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi.

- Ngày mồng 6 Mậu Dần: là ngày xấu không tính.

- Ngày mồng 7 Kỷ Mão: Hỷ thần ở phương Đông Bắc, Tài thần ở phương Chính Nam. Giờ tốt: Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tí.

- Ngày mồng 8 Canh Thìn: Hỷ thần ở phương Tây Bắc, Tài thần ở phương Chính Nam. Giờ tốt: Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi.

Chọn ngày, tháng, giờ tốt để khởi sự cho năm mới là tâm nguyện của mọi người.

Chọn ngày, tháng, giờ tốt để khởi sự cho năm mới là tâm nguyện của mọi người.

Theo ông Chung, các sách đã xuất bản đều viết giờ cổ truyền: Tí từ 23 - 1 giờ, Sửu từ 1 - 3  giờ, Dần từ 3 - 5 giờ, Mão từ 5 - 7 giờ, Thìn từ 7 - 9 giờ, Tỵ từ 9 - 11 giờ, Ngọ từ 11 - 13 giờ, Mùi từ 13 - 15 giờ, Thân từ 15 - 17 giờ, Dậu từ 17 - 19 giờ, Tuất từ 19 - 21 giờ, Hợi từ 21 - 23 giờ.

Lúc chưa có đồng hồ, người xưa đã cắm cọc tiêu và nhìn bóng chiếu mặt trời để tính giờ cổ truyền. Thiên văn gọi đó là giờ thực địa phương. Tại kinh tuyến 105 Đông các ngày đầu năm Kỷ Hợi 2019 thiên văn đã xác nhận: giờ Tí từ 22 giờ 46 phút - 0 giờ 45 phút, giờ Sửu từ 0 giờ 46 phút - 2 giờ 45 phút, giờ Dần từ 2 giờ 46 phút - 4 giờ 45 phút, giờ Mão từ 4 giờ 46 phút - 6 giờ 45 phút, giờ Thìn từ 6 giờ 46 phút - 8 giờ 45 phút, giờ Tỵ từ 8 giờ 46 phút - 10 giờ 45 phút, giờ Ngọ từ 10 giờ 46 phút - 12 giờ 45 phút, giờ Mùi từ 12 giờ 46 phút - 14 giờ 45 phút, giờ Thân từ 14 giờ 46 phút - 16 giờ 45 phút, giờ Dậu từ 16 giờ 46 phút - 18 giờ 45 phút, giờ Tuất từ 18 giờ 46 phút - 20 giờ 45 phút, giờ Hợi từ 20 giờ 46 phút - 22 giờ 45 phút.

Dùng la bàn đo độ kinh tuyến nhà của bạn. Nếu nhà bạn ở 106°Đ thì lấy các giờ thực ở kinh tuyến 105°Đ cộng thêm 4 phút đồng hồ. Ví dụ, giờ cổ truyền Dần thực tính ở 106°Đ bằng 2 giờ 50 phút đến 4 giờ 49 phút đồng hồ. Cứ thêm 1 kinh độ là cộng thêm 4 phút đồng hồ. Nếu nhà bạn ở 104°Đ thì các giờ thực nói trên phải trừ 4 phút đồng hồ. Cứ thêm 1 kinh độ là trừ đi 4 phút đồng hồ. Ví dụ, giờ cổ truyền Dần thực ở 104°Đ bằng 2 giờ 42 phút đến 4 giờ 41 phút đồng hồ.

Khi đã chọn được ngày cần chọn hướng trước khi xuất hành.

 Khi đã chọn được ngày cần chọn hướng trước khi xuất hành.

Phạm Nga

BẢN DESKTOP