Y học và đời sống

Xử lý bệnh nhân đột ngột co cứng khớp cổ

i khi trong quá trình lao động, sinh hoạt chúng ta bắt gặp trường hợp co cứng khớp cổ, không xoay, vận động được. Tuy nhiên, bằng một số biện pháp xử trí có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

TS Nhạn thăm khám cho bệnh nhân

Bệnh nhân Nguyễn Thị Liên (Đống Đa, Hà Nội) làm nghề bán hàng, tự nhiên thấy đau sau gáy, đau như co rút, vận động đau, đau tê lan xuống vai, tay. Chị cúi lên, ngồi xuống, xoay mình khó khăn. Triệu chứng đó ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Chị Liên nhập Bệnh viện Tuệ Tĩnh và điều trị tích cực 10 ngày, bệnh đã thuyên giảm 90%.

Tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, sau khi làm xét nghiệm, TS Lê Thị Thanh Nhạn, PGĐ cho hay, với những triệu chứng trên, bệnh này có thể do lạnh gây co cơ , do vận động sai tư thế có thể do đốt sống cổ bị thoái hóa mà gây nên. Tuy nhiên vì bệnh nhân có triệu chứng đột ngột xảy ra cơn đau, co cứng cổ nên thường do co cơ. Bệnh nhân được  điều trị bằng YHCT với phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc .

Phương pháp không dùng thuốc: Xoa bóp bấm huyệt  vùng cổ gáy, vai tay.  Khi xoa bóp dùng các động tác như xoa, day, bóp cơ, ấn huyệt, bấm huyệt, mỗi lần khoảng 30 phút, bấm các huyệt như phong trì, thiên tông, khúc trì… rồi bệnh nhân được kết hợp dòng thuốc sắc uống với các vị như phòng phong, khương hoạt, quế chi… Sau khi bệnh nhân có thể vận động được khớp cổ, nhưng vẫn còn hơi đau, chúng tôi hướng dẫn bệnh nhân tự tấp một số động tác như:

Tư thế nằm ngửa:

ĐT1: Bệnh nhân co 2 chân, chống 2 khuỷu tay xuống giường lấy lực, ưỡn ngực lên và ưỡn cổ ra sau, giữ lại tới khi nào mỏi thì hạ thấp xuống

ĐT2: Nằm thẳng nâng cổ về phía trước,cố gắng cằm chạm ngực, giữ lại tới khi nào mỏi thì hạ thấp xuống

ĐT3: Nằm thẳng, đâù nghiêng sang trái, dùng tay trái đẩy lại tạo 2 lực đối kháng nhau, khi nào mỏi ta đổi bên

* Tư thế ngồi

ĐT1: Đan chéo 2 tay để lên trán, đầu cúi về phía trước, 2 tay đẩy ngược lại, khi nào mỏi thì dừng lại

ĐT2: Đâù nghiêng sang trái, dùng tay trái đẩy lại tạo 2 lực đối kháng nhau, khi nào mỏi ta đổi bên

ĐT3: Gập cổ về phía trước từ từ sao cho cằm chạm ngực rồi ngửa lên và ra sau chậm dãi

ĐT4: Nghiêng cổ hết mức qua trái rồi qua phải

Kiên trì tập luyện và dùng thuốc, bệnh nhân sau 10 ngày đã bình phục được 90%.

Phạm Hằng

BẢN DESKTOP