Y học và đời sống

Xơ gan hoại tử do nhiễm virus viêm gan C

Trên thế giới có khoảng 170 triệu (khoảng 3% dân số nhiễm virus viêm gan C (VRVG C). Tỷ lệ nhiễm VRVG C ở Việt Nam là > 5%.

Xơ gan rất nguy hiểm.

Điều đặc biệt, ở Việt Nam những người nhiễm VRVGC khi được phát hiện thường đã có biến chứng xơ gan, thậm chí ung thư gan. Ngoài lý do không thăm khám để phát hiện bệnh sớm thì nguyên nhân điều trị nửa chừng, tiền thuốc quá cao so với người bệnh là nguyên nhân hàng đầu để dẫn đến biến chứng này.

90% thuốc và xét nghiệm tự túc

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hiền ( Hòa Bình) nhập viện trong tình trạng đau tức hạ sườn phải, hội chứng suy chức năng gan xuất hiện, tiểu vàng, da vàng, người mệt mỏi toàn thân. 2 năm về trước, trong một lần nhập viện do tai nạn, bệnh nhân được phát hiện nhiễm VRVGC. Sau đó bệnh nhân điều trị 3 tháng, tỷ lệ VRVGC đã giảm, nhà không có điều kiện, nên bệnh nhân thấy đỡ và không điều trị nữa.

Sau 3 năm, bệnh tái phát nặng hơn thì nhập viện. Khi chị Hiền được làm xét nghiệm , dịch ổ bụng nhiều, tuần hoàn bàng hệ, gan teo nhỏ, ấn trắc bụng… và các bác sĩ kết luận xơ gan hoại tử do virus.

BS Lê Xuân Thắng, Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện 103 cho biết, đa số những bệnh nhân nhiễm VRVGC thường đến viện muộn, một phần lý do không phát hiện ra bệnh, một phần vì thuốc men, chi phí bệnh quá lớn so với kinh tế của người dân.

Người bệnh có nghi ngờ VRVGC cần trải qua khoảng 6 xét nghiệm như xét nghiệm sinh học cao phân tử, định dạng tip, xét nghiệm vi sinh, sinh hóa máu… trong những xét nghiệm này, chỉ có xét nghiệm vi sinh, sinh hóa máu được chi trả bảo hiểm, còn những xét nghiệm tương đối đắt thì người dân phải chi trả. Khi có kết quả, người bệnh phải tuân thủ ít nhất điều trị 72 tuần theo phác đồ, thậm chí có người phải kéo dài hàng năm.

Các thuốc ức chế virus rất đắt tiền, nhập ngoại chỉ phù hợp với một số đối tượng nhỏ nhân dân mà đa phần người mắc bệnh này thường là người thu nhập thấp. Một số người bệnh khi dùng thuốc chống miễn dịch có tác dụng phụ nhiều như đau đầu, buồn nôn nên đã tự ý bỏ thuốc, do vậy khi sử dụng lại thì khả năng ức chế virus đã suy giảm, bệnh lại tái phát còn nặng hơn.

Người bệnh điều trị trung bình mỗi tháng chi phí thuốc men khoảng 10 triệu đồng, hằng tháng hoặc vài tháng phải có chỉ định xét nghiệm lại. Nhiều trường hợp những tháng đầu có kinh tế điều trị được, sau thấy đỡ, không điều trị tiếp lại uống rượu, đây là yếu tố tích cực dẫn đến bệnh tái phát và biến chứng nặng hơn.

Do vậy, khi điều trị cần dứt điểm và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ bệnh mới thuyên giảm và không có biến chứng xơ gan, ung thư gan như trường hợp trên. Nếu khi đã bị xơ gan hoại tử thì các bác sẽ dùng thuốc giải độc tế bào gan và thuốc bảo vệ gan, tuy nhiên bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng….

2 loại thuốc đặc hiệu quá đắt

GS Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan Mật TPHCM cho biết thêm, VRVGC là bệnh mạn tính, tiến triển thầm lặng và khi đã có biểu hiện rõ (xơ gan, suy gan, ung thư gan) thì đã quá muộn. Chỉ có xét nghiệm tầm soát mới có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị khi có chỉ định.

Hiện đã có thuốc điều trị nhưng hiệu quả lành hoàn toàn chưa cao như mong muốn, tuy nhiên có thể hạn chế biến chứng cho đa số bệnh nhân được điều trị. Chi phí điều trị VRVGC còn cao làm hạn chế đáng kể số bệnh nhân cần điều trị nếu như không có sự hỗ trợ từ bảo hiểm y tế.

Điều trị viêm gan virus C hiện nay chính thức ở Việt Nam chỉ có công thức chuẩn là phối hợp 2 thuốc: Thuốc tiêm cùng với thuốc uống với hiệu quả chung chữa khỏi hẳn khoảng 65 – 75%. Tỷ lệ thành công của Việt Nam là cao so với các nước Âu Mỹ nhờ vào phân týp virus C khó trị (phân tuýp 1) tương đối thấp và cơ địa di truyền người Việt Nam có đáp ứng tốt với thuốc cao.

Phạm Hằng

BẢN DESKTOP