Đời sống

Vui khỏe mỗi ngày kỷ niệm 71 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7: Các cụ khỏe mạnh con cháu mới an tâm

Chương trình Vui khỏe mỗi ngày nhân kỷ niệm 71 năm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 do báo Khoa học & Đời sống tổ chức. Các bác sĩ và người tham dự đã ví von vui, cơ thể người già như… xe máy cũ. Các bộ phận trong đó đều đã mòn, hư hỏng, cần được “bảo trì” đúng và đều đặn. Và các cụ có vui khỏe, con cháu mới an tâm làm việc và tiếp nối truyền thông vẻ vang của gia đình.
Các BS đang trả lời các câu hỏi của Hội viên tham dự chương trình.

Các BS đang trả lời các câu hỏi của Hội viên tham dự chương trình.

Thể hiện nghĩa cử “Uống nước nhớ nguồn”, Báo Khoa học & Đời sống vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh & Hội Người cao tuổi Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM tổ chức chương trình “Vui khỏe mỗi ngày” với nội dung: “Trò chuyện và giao lưu cùng thầy thuốc về các bệnh lý Hô Hấp – Tim mạch & Cơ xuơng khớp ở người cao tuổi” cho 300 Hội viên của Hội Cựu chiến binh & Hội Người cao tuổi Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM vào ngày 24/07/2017.

Rất nhiều cô chú đặt câu hỏi đến các BS của chương trình Vui Khoẻ mỗi ngày.

Rất nhiều cô chú đặt câu hỏi đến các BS của chương trình Vui Khoẻ mỗi ngày.

Khách mời tham gia chương trình gồm có BS Nguyễn Năng Viện – chuyên gia hô hấp, BS Lê Hoàng Trúc Phương –BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM và là cán bộ giảng của Bộ môn Chấn thương chỉnh Hình, ĐH Y Dược TPHCM, BSPhạm Hữu Đoàn – chuyên gia tiết niệu Bệnh viện Bình Dân TPHCM và BS Bùi Văn Trường – Giám Đốc dự án “Cộng đồng vì trái tim khoẻ”, tổ chức PATH.

Tại chương trình, các bác sĩ đã trình bày những vấn đề mà người cao tuổi thường mắc phải và làm suy giảm tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống như cao huyết áp, viêm/thoái hóa cơ xương khớp, loãng xương, suy thận, viêm bàng quang, viêm phế quản, hen suyễn… Các bác sĩ cũng lưu ý, cơ thể người cao tuổi như “chiếc xe máy cũ”, các bộ phận sau một thời gian dài hoạt động đều đã “xuống cấp”, hư hỏng, vì thế, cần có phương án “bảo trì” thích hợp. Đó là việc có lối sống lành mạnh, tránh lo âu, căng thẳng quá mức, đi khám khi cơ thể có vấn đề và phải tuân thủ, kiên trì theo đuổi điều trị.

BS Bùi Văn Trường đang trả lời câu hỏi của người tham dự.

BS Bùi Văn Trường đang trả lời câu hỏi của người tham dự.

Về bệnh lý “nhà nhà mắc phải” có tên tăng huyết áp, BS Bùi Văn Trường, Giám đốc dự án “Cộng đồng vì trái tim khỏe” cảnh báo, tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến 91.000 trường hợp tử vong hàng năm. Cứ 4 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp. Tuy nhiên, khoảng 50% người không biết tình trạng của mình.

Với bệnh lý cơ xương khớp, thận – tiết niệu, hô hấp, các bác sĩ lưu ý, nếu không phát hiệnsớm, không thay đổi lối sống và điều trị kịp thời, chức năng thận, phổi, xương khớp suy giảm dẫn đến nhiều bệnh lý gia tăng, chất lượng sống giảm, chi phí điều trị tăng.

Các bác sĩ cũng giải đáp, tư vấn về bệnh lý, vận động hợp lý cho người nghe, chẳng hạn nên tập thể dục thời điểm nào thì tốt nhất,  điều trị xương khớp có khả năng gây sạn thận hay không, tê tay sau khi ngủ dậy là triệu chứng của bệnh lý nào, hiểu đúng về các thuốc điều trị viêm khớp, khi nào cần gặp bác sĩ khi có hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần…

Bà Phạm Thị Tiến, Chủ tịch Hội người Cao tuổi phường 3 quận Gò Vấp cho biết, đây là lần đầu tiên Hội kết hợp với Báo Khoa học và Đời sống tổ chức chương trình truyền thông Sức khỏe đến cộng đồng nhưng bà thấy chương trình rất hay, bổ ích và thiết thực, giúp người lớn tuổi có thêm nhiều kiến thức để tự chăm sóc bản thân và sống vui, sống khỏe với con cháu. Bà hy vọng Báo Khoa học và Đời sống có thêm nhiều chương trình tương tự để phục vụ nhu cầu “được biết, được hỏi, được giao lưu” với những chuyên gia đầu ngành trong ngành y tế của những cựu chiến binh, người cao tuổi trong cộng đồng.

Đại diện Hội Cựu chiến và Hội Người cao tuổi phường 3, quận Gỏ Vấp tặng hoa cho các bác sĩ cùng nhà tài trợ và đại diện báo Khoa Học & Đời Sống đã tham sự chương trình Vui khoẻ mỗi ngày.

Đại diện Hội Cựu chiến và Hội Người cao tuổi phường 3, quận Gỏ Vấp tặng hoa cho các bác sĩ cùng nhà tài trợ và đại diện báo Khoa Học & Đời Sống đã tham sự chương trình Vui khoẻ mỗi ngày.

Ông Trần Quốc Hải, ngụ tại đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp thì cười hóm hỉnh, cơ thể người là “máy bay” chứ không phải là “xe máy” cũ với hàng hàng bộ phận hỏng hóc, cần “chỉnh sửa”. “Sống mỗi người mỗi nhà, già mỗi người mỗi bệnh”, những chương trình như thế này người già rất quan tâm để có thể sống vui, sống khỏe. Có như thế, những thế hệ sau, con cháu mới an tâm để lao động, tiếp nối truyền thống “có tâm, có tầm, có kiến thức, có kinh nghiệm, gương mẫu” của gia đình.

Ủng hộ nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn” nhân 71 năm ngày Thương binh liệt sỹ của Báo Khoa học & Đời sống tổ chức, Chương trình “Vui khỏe mỗi ngày” lần này nhận được sự đồng hành nhiệt tình của Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất, Công ty TNHH Nước Uống Tinh Khiết Sài Gòn (SAPUWA), Công ty TNHH Đầu tư Y tế Quốc tế Đông Á, nhãn hàng Sâm thốt nốt – Lương y Nguyễn Văn Dậu, Công ty Nghiên cứu, tư vấn và phát triển Thành Danh (G.Link Viet Nam) để có được suất ăn sáng, nước uống cũng như phần quà mang về khi các cô/chú đến tham dự chương trình.

Các cô chú nhận quà của chương trình Vui khoẻ mỗi ngày do báo Khoa Học & Đời Sống tổ chức.

Các cô chú nhận quà của chương trình Vui khoẻ mỗi ngày do báo Khoa Học & Đời Sống tổ chức.

Anh Vũ Trung Tuấn, đại diện cho G.Link VietNam cho biết, sau này, nếu báo Khoa học & Đời sống tổ chức các sự kiện có chủ đề phù hợp với những dự án mà công ty đang thực hiện, G.link sẵn sàng đồng hành để mang lại thật nhiều chương trình ý nghĩa, nhân văn đến cộng đồng.

Thay mặt Ban tổ chức, nhà báo Bùi Hương – Trưởng Cơ quan thường trú tại TPHCM chia sẻ: “Để có được chương trình Vui khoẻ mỗi ngày như hôm nay, ngoài các nhà tài trợ thì Ban biên tập báo Khoa Học & Đời Sống cũng rất cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã hỗ trợ các chuyên gia – bác sĩ giỏi để chương trình thật sự chất lượng và có ý nghĩa đối với cộng đồng”.

Ngọc Hương – Thủy Nguyễn

BẢN DESKTOP