Thời sự

Vô sinh hiếm muộn gia tăng: Đề xuất hỗ trợ sinh con được BHYT chi trả

  • Tác giả : Thúy Nga
Có khoảng 7,7% dân số Việt Nam bị vô sinh, hiếm muộn, chi phí điều trị cao nhưng chưa được BHYT chi trả. Nhiều chuyên gia đề xuất các giải pháp tăng mức sinh, đưa điều trị vô sinh, hiếm muộn vào danh mục được BHYT chi trả.

"Đối với nhiều gia đình, 60 - 70 triệu để làm thụ tinh ống nghiệm là số tiền vô cùng lớn. Trong khi chi phí kỹ thuật đắt đỏ, điều trị ung thư cũng đã được đưa vào danh mục bảo hiểm thì cần có chính sách hỗ trợ cho các cặp gia đình vô sinh, hiếm muộn như vậy", BS Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản trung ương.

Vô sinh thứ phát gia tăng 15 – 20% mỗi năm

Chia sẻ tại hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam cho biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Trong số này, khoảng 50% là cặp vợ chồng tuổi dưới 30 tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát tăng đến 15-20% mỗi năm, chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh.

Mức sinh thấp tác động trực tiếp, sâu sắc tới cơ cấu dân số, suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động, đồng thời tác động sâu sắc tới cấu trúc gia đình, đời sống văn hóa - xã hội, kinh tế, lao động, việc làm.

GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương bày tỏ lo ngại khi Việt Nam là một trong các quốc gia có tỉ lệ vô sinh cao (tỉ lệ khoảng 7,7%) và tỷ suất mức sinh thấp đang diễn ra tại 21, tỉnh, thành phố, thậm chí một số địa phương có mức sinh đã rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam chưa có kinh nghiệm khuyến khích tăng mức sinh ở vùng mức sinh thấp trong bối cảnh còn nhiều hạn chế về nguồn lực đầu tư. Do vậy, cần thảo luận các biện pháp nhằm vận động, kêu gọi sự chia sẻ, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng cũng lưu ý: Tỷ lệ vô sinh của Việt Nam ở mức cao, nên cần thảo luận những giải pháp can thiệp, hỗ trợ để giúp cho cá nhân, cặp vợ chồng hiếm muộn được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, thứ trưởng Bộ Y tế

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, thứ trưởng Bộ Y tế

Theo các chuyên gia, nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn là do tỉ lệ phá thai cao, viêm nhiễm đường sinh dục, sử dụng dụng cụ tránh thai. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về vô sinh của nhiều cặp vợ chồng còn hạn chế.

ThS. Mai Trung Sơn, chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô DS-KKHGĐ Tổng cục DS - KHHGĐ - cho rằng: Phá thai, nhất là phá thai không an toàn, lạm dụng thuốc phá thai nội khoa sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ, làm tăng tỷ lệ vô sinh hiếm muộn. Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai ở mức cao.

ThS.BS Mai Trung Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô DS-KKHGĐ Tổng cục DS - KHHGĐ - cho rằng: Phá thai, nhất là phá thai không an toàn, lạm dụng thuốc phá thai nội khoa làm tăng tỷ lệ vô sinh hiếm muộn.

Ông Mai Trung Sơn cũng đưa ra các bằng chứng để dự báo Việt Nam sẽ có cơ cấu dân số rất già. Tỷ trọng dân số từ 80 tuổi trở lên chiếm cao nhất trong tổng số dân số.

ThS.BS Mai Trung Sơn phát biểu tại Hội Nghị

ThS.BS Mai Trung Sơn phát biểu tại Hội Nghị

Các chính sách tốt là giải pháp nâng mức sinh

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia, Bệnh viện Phụ sản trung ương - đề xuất cần có thêm chính sách hỗ trợ điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn.

Ông Hùng cho hay, hiện nay Việt Nam vẫn là quốc gia chưa có chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả cho điều trị vô sinh, hiếm muộn. Trong khi thu nhập bình quân đầu người hiện khoảng 6,7 triệu đồng/tháng thì chi phí điều trị vô sinh, hiếm muộn còn là gánh nặng đối với các gia đình Việt Nam.

"Thực tế tỉ lệ sinh tại Việt Nam trước đây rất cao và mới có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, vô sinh không phải là một bệnh, mà chỉ được xác định là một tình trạng.

Đặc biệt là điều kiện nguồn lực xã hội vẫn còn thấp, chưa đủ chi trả cho tất cả các dịch vụ... Vậy nhưng hiện nay thực trạng dân số đã có sự thay đổi, chúng ta đang bắt đầu tìm giải pháp khuyến khích sinh con.

Ở nhiều quốc gia, bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị vô sinh, Việt Nam có thể xem xét khuyến khích tăng tỉ lệ sinh bằng cách chi trả bảo hiểm, giảm viện phí,...", ông Hùng nói.

Các chuyên gia tham gia hội nghị

Các chuyên gia tham gia hội nghị

Đồng tình với đề xuất của ông Hùng, GS.TS Nguyễn Viết Tiến - nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam - bày tỏ hy vọng trong điều kiện cần và đủ, bảo hiểm chi trả cho người vô sinh, hiếm muộn sẽ có chính sách hợp lý, phù hợp thực tế và mang ý nghĩa nhân văn.

Chứng kiến nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn phải vay mượn, thậm chí bán nhà để mong mỏi có một đứa con, bác sĩ Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản trung ương, cũng đồng tình đề xuất đưa điều trị vô sinh, hiếm muộn vào danh mục bảo hiểm chi trả.

Bác sĩ Thành cho rằng nhiều nước trên thế giới đã đưa điều trị vô sinh, hiếm muộn vào danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.

"Đối với nhiều gia đình, 60 - 70 triệu để làm thụ tinh ống nghiệm là số tiền vô cùng lớn. Trong khi chi phí kỹ thuật đắt đỏ, điều trị ung thư cũng đã được đưa vào danh mục bảo hiểm thì cần có chính sách hỗ trợ cho các cặp gia đình vô sinh, hiếm muộn như vậy", bác sĩ Thành cho hay.

ThS.BS Mai Trung Sơn đề xuất các định hướng chính sách nhằm giảm mức sinh thấp: Trước mắt cần bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con và hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con …

Theo ông Sơn, việc chi trả bảo hiểm hoặc một phần bảo hiểm giúp cho người dân và duy trì được tổng tỷ suất sinh. Tuy nhiên, BHYT cho vô sinh có lẽ là chặng đường dài, không chỉ liên quan đến ngành y, mà là liên ngành.

GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nhà khoa học nổi tiếng về hỗ trợ sinh sản

GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nhà khoa học nổi tiếng về hỗ trợ sinh sản

Anh hùng Lao động, GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nhà khoa học nổi tiếng về hỗ trợ sinh sản - cũng nêu quan điểm: Hiện có khoảng 10% cặp vợ chồng vô sinh, nếu được điều trị sẽ góp phần giảm mức sinh thấp. Do đó, nếu BHYT chi trả được thì tốt.

GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đề xuất để có nguồn chi phí cho hỗ trợ sinh sản: Mỗi năm 1 triệu cặp vợ chồng kết hôn, chỉ cần mỗi cặp đóng 1 triệu để chi cho họ về vấn đề sinh sản, đảm bảo cho các cặp vợ chồng có ít nhất một đứa con. Vì rất nhiều người nghèo, có chỉ định thụ tinh ống nghiệm nhưng nhiều người 15-17 năm chưa được điều trị vì không có tiền. Mà càng lâu thì tiền thuốc càng cao và tỷ lệ thành công càng thấp.

TS. Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ Y tế - đưa ra Bộ chính sách can thiệp mức sinh thấp tại khu vực châu Á - Thái Bình DươngTS. Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ Y tế - đưa ra Bộ chính sách can thiệp mức sinh thấp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Dựa trên những bằng chứng khoa học, TS. Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ Y tế - đưa ra Bộ chính sách can thiệp mức sinh thấp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do tổ chức Economist Impact nghiên cứu với sự tài trợ của Merck Healthcare, gồm 4 nhóm với các giải pháp khác nhau: Chăm sóc trẻ em; Chính sách tại nơi làm việc; Hỗ trợ tài chính; Hỗ trợ sinh sản với việc cải thiện ngân sách hỗ trợ cho thụ tinh nhân tạo, bảo hiểm vô sinh bắt buộc, tăng tính sẵn có của dịch vụ thụ tinh nhân tạo.

Theo ông Đức, nghiên cứu cho thấy tăng tính sẵn có của dịch vụ chăm sóc trẻ em và tăng hỗ trợ chi phí chăm sóc trẻ em sẽ làm tăng tỷ lệ sinh. Bên cạnh đó, việc cải thiện chế độ nghỉ thai sản có tác dụng tích lâu dài tăng tỷ lệ sinh, đặc biệt là nghỉ thai sản cho mẹ. Tiền thưởng khi sinh con, hoặc trợ cấp định kỳ trong suốt thời gian nuôi trẻ giúp tăng tỷ lệ sinh, đặc biệt là những hộ gia đình có thu nhập thấp.

“Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dịch vụ y tế nói chung và chi phí điều trị hỗ trợ sinh sản nói riêng rẻ hơn, sẽ có tác động tích cực lên tỷ lệ sinh” - TS. Hà Anh Đức cho hay.

Các chuyên gia trả lời tại buổi tọa đàm

Các chuyên gia trả lời tại buổi tọa đàm

Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do Hội Phụ sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP