Gia đình mới

Virus khiến nhiều phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung?

  • Tác giả : Giang Thu (Tổng hợp)

Khoảng 80% phụ nữ có thể nhiễm HPV một lần trong đời và 99% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có liên quan đến nhiễm HPV, nhất là nhóm HPV nguy cơ cao, nhiễm HPV kéo dài.

Khi người bệnh nhiễm một số loại virus sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lý ở vùng sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung. Virus HPV có nhiều loại khác nhau, trong đó một số loại được gọi là HPV sinh ung thư, hoặc HPV nguy cơ cao bởi chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn dai dẳng mãn tính, kèm theo các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến ung thư. Thường gặp nhất hai loại HPV 16, HPV 18 là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tiếp đến là HPV 31, 33, 35 có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Các virus HPV phát triển tại vùng sinh dục đều có thể tự lành, một số tự đào thải hết, nhưng một số sẽ biến chứng thành các tế bào ung thư tại cổ tử cung. Các trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tổn thương tiền ung thư, phát triển thành ung thư.

Quá trình từ virus HPV gây ung thư cổ tử cung

Diễn tiến từ nhiễm virus HPV đến ung thư lâu dài, từ sản nhẹ, vừa, nặng đến ung thư tại chỗ, rồi phát triển thành ung thư xâm lấn không có khả năng phục hồi. Không phải tất cả trường hợp nhiễm virus HPV đều bị ung thư cổ tử cung.

Cùng với các yếu tố cộng thêm như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh kém, suy giảm miễn dịch, đẻ, nạo, hút thai, sảy thai nhiều lần là điều kiện để virus HPV càng phát triển và dễ dàng tiếp cận lớp tế bào đáy cổ tử cung nằm sâu bên dưới. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dẫn thành các tế bào ung thư ác tính.

Virus HPV lây lan như thế nào?

Người bệnh có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người có nhiễm virus này. Bệnh lây qua trong quá trình quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn. Virus HPV có thể bị lây ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì.

Bất cứ ai có quan hệ với người nhiễm HPV đều có thể lây, có thể xuất hiện các triệu chứng sau nhiều năm. Do đó rất khó nhận biết được bạn đã nhiễm bệnh lần đầu lúc nào.

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều không có triệu chứng, có thể biến mất. Để phát hiện có bị nhiễm virus HPV hay không chỉ có thể xét nghiệm.

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV

Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm vắc-xin HPV: Đây là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vắc-xin HPV được khuyến cáo tiêm cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi, tốt nhất là trước khi có quan hệ tình dục.

Tầm soát định kỳ: Thực hiện xét nghiệm Pap smear hoặc xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HPV nhưng không bảo vệ hoàn toàn.

Duy trì lối sống lành mạnh: Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục và hạn chế các thói quen có hại như hút thuốc lá.

Ung thư cổ tử cung do HPV là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Việc tiêm vắc-xin, tầm soát định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân để bảo vệ chính mình và những người thân yêu.

Giang Thu (Tổng hợp)

BẢN DESKTOP