Doanh nghiệp

Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về tinh thần khởi nghiệp

Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp và thứ 1 về Thái độ tích cực đối với tiềm lực của bản thân trong số gần 49.000 người tham gia khảo sát ở 44 quốc gia.

• 78% người Việt tự tin có thể gây quỹ cho ý tưởng kinh doanh

• Dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tiếp vẫn chiếm ưu thế hơn chăm sóc khách hàng qua công nghệ số

Chủ tịch Amway diễn thuyết trước 10.000 đối tác kinh doanh về khởi nghiệp.

Amway Việt Nam vừa công bố khảo sát mới nhất về tinh thần khởi nghiệp (AGER 2018) với chủ đề “yếu tố thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp”. Theo báo cáo này, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp và thứ 1 về Thái độ tích cực đối với tiềm lực của bản thân trong số gần 49.000 người tham gia khảo sát ở 44 quốc gia. Đây là lần thứ 8 Tập Đoàn Amway phối hợp cùng Trường Đại học hàng đầu nước Đức – Technische Universitat Munchen (TUM), công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumforschung (GfK) thực hiện báo cáo này, và là năm thứ 3 có mặt Việt Nam trong báo cáo.

Tinh thần khởi nghiệp cao

Báo cáo về tinh thần khởi nghiệp 2018 (AGER 2018) với chủ đề “Yếu tố thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp” kiểm tra các khía cạnh ngoại và nội tại của tinh thần khởi nghiệp: những trở ngại về tài chính và rủi ro tài chính, dịch vụ cá nhân có giá trị hơn kỹ thuật số. Trong đó, Việt Nam giữ vững vị trí số 1 về chỉ số tinh thần khởi nghiệp với 92% người được hỏi sẽ cân nhắc khởi nghiệp như là nghề nghiệp đáng ao ước. Vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và Nam Phi.

Tinh thần khởi nghiệp dường như đã trở thành một trong những từ khóa nóng nhất trong những năm trở lại đây của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với nhiều người, cụm từ này lại là một nghề nghiệp mới hoặc một con đường mới để cải thiện tình hình tài chính. 8 năm qua, Amway đã tiến hành một nghiên cứu toàn cầu về tinh thần khởi nghiệp, đào sâu nghiên cứu thái độ và nhận thức của xã hội về vấn đề này.

Chỉ số tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam đứng đầu thế giới.

Những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trên thế giới ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần khởi nghiệp trong sự tăng trưởng kinh tế của toàn cầu. Bản báo cáo năm nay đã phân tích những yếu tố mà người khởi nghiệp tin tưởng sẽ thành công như những người đi trước và loại hình kinh doanh mà họ đang hình dung để bắt đầu thực hiện.

Những phát hiện trong Báo cáo về Tinh thần Khởi nghiệp 2018 đã thúc đẩy đối thoại về các phương pháp để người khởi nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng. Điều đó có thể đến từ những quyết sách của chính phủ hoặc vườn ươm khởi nghiệp.

“Việc hiểu rõ được lý do mọi người quyết định khởi nghiệp hoặc không ủng hộ việc khởi sự kinh doanh cũng như loại hình kinh doanh nào hấp dẫn nhất sẽ có ích trong việc nuôi dưỡng cộng đồng khởi nghiệp hiệu quả. Từ nguồn kiến thức đó, nhà nước và doanh nghiệp sẽ có những quyết định và hành động nhằm giúp đỡ những người vừa bắt đầu kinh doanh cũng như giúp họ phát huy hết tiềm năng trong lĩnh vực họ đang kinh doanh. Kinh tế ngày càng tăng trưởng và nhiều người khởi nghiệp có nhiều cơ hội hơn để phát triển doanh nghiệp của mình.” Doug DeVos – Chủ tịch Tập đoàn Amway nhận định.

Tài chính và những rủi ro tài chính

Điểm nổi bật của kết quả AGER 2018 chỉ rõ nguy cơ thất bại và triển vọng được đầu tư là những trở ngại chính cho người khởi nghiệp tiềm năng. Trong đó, chỉ số của Việt Nam luôn nằm ở vị trí top đầu bảng khảo sát:

     Có đến 88% sẵn sàng chấp nhận rủi ro thất bại khi bắt đầu khởi nghiệp. Trong khi chỉ số trung bình của thế giới chỉ ở mức 47%

  • 89% người Việt Nam được hỏi tin rằng mình có thể triển khai thực hiện và phát triển ý tưởng kinh doanh của riêng mình, so với con số trung bình của thế giới là 52%
  • 78% biết cách gây quỹ cho ý tưởng kinh doanh của mình. Chỉ số này trên thế giới chỉ có 38%. Kêu gọi đầu tư là lựa chọn số một của những người được hỏi trong số những điều giúp đỡ người khởi nghiệp từ bước đầu, hỗ trợ chuyên sâu trong việc xử lý các vấn đề tài chính, chính sách thuế và các quy định hiện hành; xác định khách hàng mục tiêu, tiếp thị sản phẩm và chế độ hậu mãi; tìm kiếm nhân sự tài năng hoặc thiết lập ý tưởng kinh doanh.

Quan tâm Dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tiếp

76% người Việt được hỏi trả lời rằng họ quan tâm đến mảng “chăm sóc khách hàng trực tiếp”. Trong khi đó chỉ có 24% người được hỏi quan tâm đến mảng “chăm sóc khách hàng qua nền tảng kỹ thuật số”. Con số này đối nghịch giữa thời đại công nghệ, thương mại điện tử phát triển từng ngày như hiện nay.

Đáng chú ý hơn là 76% người quan tâm đến việc tương tác trực tiếp với khách hàng có độ tuổi dưới 35. Điều đó chống lại những nhận định về việc những người trẻ ưa thích tương tác ảo trên mạng xã hội hơn tương tác trực tiếp. Con số này cũng chỉ rõ chăm sóc khách hàng trực tiếp vẫn được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Ông Huỳnh Thiên Triều – Giám đốc Điều hành Amway Việt Nam chia sẻ: “Chăm sóc khách hàng trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh, cho dù bạn đang vận hành một công ty hay chỉ đơn giản là bán một tuýp kem đánh răng. Cho dù bạn đang ở thời đại nào hay xã hội phát triển đến đâu, sự tận tình sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng và đáp ứng đúng cho họ.”

Kết quả của AGER 2018 đã chỉ rõ: Giảm rủi ro và gánh nặng tài chính, đầu tư vào dịch vụ cá nhân là những phương diện có thể được sự hỗ trợ, hướng dẫn từ các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, doanh nhân trong cộng đồng kinh tế thế giới.

Amway được đánh giá là đối tác khởi nghiệp tốt nhất.

TV (tin tài trợ)

BẢN DESKTOP