Dữ liệu y khoa

Viêm tuyến giáp mạn tính: Có nên điều trị Corticoid?

  • Tác giả : TS.BS Nguyễn Quang Bảy
Viêm tuyến giáp mạn là bệnh phổ biến ở cả nam và nữ và còn là hàng đầu gây suy giáp nhưng không chỉ bệnh nhân mà cả thầy thuốc cũng nhầm.

Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ (nhiều hơn nam giới 10-20 lần), tuổi từ 30 – 50, với tỷ lệ mới mắc hàng năm là 3,5/1000 phụ nữ và 0,8/1000 nam giới. Viêm tuyến giáp mạn còn được chú ý vì nó là nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp.

Về chẩn đoán và điều trị có 1 số điểm lưu ý mà đôi khi cả thầy thuốc và bệnh nhân hay nhầm là:

1. Người bị viêm tuyến giáp mạn có nguy cơ cao nhưng không chắc chắn sẽ bị suy giáp. Ước tính tỷ lệ chuyển thành suy giáp là khoảng 2,6 - 5%/ năm.

2. Xét nghiệm Anti-TPO và Anti-TG thường tăng cao, và là 1 tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm tuyến giáp mạn theo Hội tuyến giáp Nhật Bản năm 2022.

3. Chỉ nên xét nghiệm các kháng thể Anti-TPO, Anti-TG 1 lần lúc chẩn đoán, không cần xét nghiệm lại thường xuyên, trừ khi kết quả ban đầu là bình thường.

Viêm tuyến giáp mạn tính: Có nên điều trị Corticoid? ảnh 1

Viêm tuyến giáp mạn tính: Có nên điều trị Corticoid?

4. Không điều trị viêm tuyến giáp mạn mà chức năng tuyến giáp (FT4 và TSH) bình thường, chỉ cần theo dõi định kỳ chức năng tuyến giáp, có thể là mỗi 6 tháng. Khi nào có suy giáp thì điều trị.

5. Không có điều trị đặc hiệu.

6. Tuy là bệnh tự miễn nhưng không có chỉ định điều trị Corticoid cho bệnh nhân bị viêm tuyến giáp mạn.

7. Khi nào có suy giáp thì điều trị thay thế bằng L-Thyroxin (LT4).

8. Một số ít bệnh nhân lại có giai đoạn bị cường giáp (Hashitoxicosis) nhưng về sau thường vẫn sẽ chuyển thành suy giáp.

9. Tuyến giáp của bệnh nhân thường to, chắc, nhưng về sau có thể sẽ teo dần.

10. Nếu thấy tuyến giáp to lên nhanh thì cần cảnh giác bị u lympho (nhưng rất hiếm).

11. Chỉ mổ nếu u tuyến giáp to, gây chèn ép hoặc nghi ngờ ung thư.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Nguyễn Quang Bảy

BẢN DESKTOP