Y học và đời sống

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Nguyên nhân và cách điều trị

  • Tác giả : Đoàn Thu
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng viêm da được gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh không chỉ gây ngứa da, hình thành sẹo rõ, vết thâm mà còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng tìm hiểu thông tin bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm và cách điều trị trong bài viết dưới đây!

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Dấu hiệu để nhận biết

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da hình thành phản ứng viêm khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Đây là một trong các loại viêm da thông thường, có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu trường hợp viêm da tiếp xúc gặp các tác nhân như virus, vi khuẩn và nấm sẽ gây ra viêm da tiếp xúc bội nhiễm với những dấu hiệu nhận biết như:

● Phát ban đỏ, đặc biệt tại vùng tiếp xúc với các tác nhân kích ứng.

● Các dấu hiệu nhiễm trùng da trên vùng phát ban với mụn mủ, lở loét,...

● Da khô và đóng vảy, ngứa ngáy gây đau rát, khó chịu.

● Ngoài ra, nhiễm trùng da do viêm da tiếp xúc còn gây nên các triệu chứng toàn thân.

● Sốt nhẹ.

● Mệt mỏi, uể oải và ăn uống kém.

● Có các dấu hiệu nặng nề hơn như suy hô hấp, trụy tim,...

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh chóng với các triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.

Nguyên nhân nào gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm?

Các loại viêm da cơ bản có thể khởi phát khi bệnh nhân tiếp xúc với những tác nhân kích ứng như lông thú cưng, côn trùng, phấn hoa,... Và trong một số trường hợp, bệnh viêm da tiếp xúc tiến triển gây nhiễm trùng da do một số nguyên nhân sau:

● Thường xuyên gãi, cào lên da: Các bệnh về da thường gây ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh không kiềm chế được, muốn chà xát lên da để giảm ngứa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho viêm da tiếp xúc bội nhiễm càng có cơ hội phát triển.

● Không vệ sinh da sạch sẽ. Cũng liên quan đến việc gãi và cào lên da thường xuyên khi bị viêm da tiếp xúc, các vết gãi ngứa này có thể chảy máu và tạo vết thương hở. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập, nhất là khi da không được làm sạch và giữ vệ sinh.

● Không dùng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến các triệu chứng của bệnh kéo dài, nặng nề hơn và bị bội nhiễm, gây nhiễm trùng da.

● Sức đề kháng suy giảm: Đây là tình trạng thường gặp ở những người mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS hoặc cũng có thể do lạm dụng corticoid trong mỹ phẩm và khi điều trị viêm da tiếp xúc. Khi sức đề kháng cơ thể suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bội nhiễm tấn công.

Gãi ngứa gây trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Gãi ngứa gây trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm được đánh giá là tình trạng khá nguy hiểm và có thể dẫn đến một số biến chứng như:

● Để lại thâm sẹo vĩnh viễn trên da và không thể khắc phục hoàn toàn.

● Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở các mô tổ chức của da. Nếu kéo dài có nguy cơ nhiễm trùng máu, hoại tử,...

● Nhiễm trùng máu thường xảy ra do viêm da tiếp xúc bội nhiễm kéo dài và có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, trụy tim mạch.

Một số phương pháp điều trị hiệu quả viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Mục tiêu chính trong điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm là cải thiện triệu chứng tại chỗ và toàn thân, đồng thời kiểm soát tình trạng nhiễm trùng da, giảm tổn thương, ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Một số thuốc uống và thuốc bôi có thể được chỉ định kết hợp để điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, bao gồm:

● Thuốc kháng sinh để giải quyết các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Một số loại kháng sinh thường dùng như: Amoxicillin, Ceftriaxon,… chỉ định đường uống trong 7-15 ngày.

● Thuốc giảm đau và kháng viêm thường được chỉ định cho người có dấu hiệu đau nhức và sốt.

● Dung dịch sát khuẩn được dùng khi da có hiện tượng lở loét để giúp làm sạch các vết thương hở và giảm viêm.

● Thuốc kháng virus hay kháng nấm dạng bôi ngoài cũng có thể được chỉ định nếu nhiễm phải các tác nhân này.

Điều quan trọng là cần tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định, để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Cải thiện viêm da tiếp xúc bội nhiễm nhờ kem bôi Eczestop

Thấu hiểu nỗi lo lắng của người mắc phải viêm da tiếp xúc bội nhiễm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm kem làm sạch da Eczestop dùng cho người bệnh viêm da cơ địa, chàm da.

Kem thảo mộc Eczestop - Hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Kem thảo mộc Eczestop - Hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Trong đó, hoạt chất chính của kem Eczestop là kẽm salicylate - thành phần quen thuộc trong các loại kem chữa trị chàm da khi có khả năng kháng viêm rất tốt. Đặc biệt, phần gốc acid salicylic có khả năng làm mềm da và bong tróc các lớp da chết, góp phần tăng cường tác dụng chống viêm cho sản phẩm kem bôi ngoài da Eczestop.

Bên cạnh đó, những thành phần còn lại của Eczestop đều là chiết xuất thảo dược với công dụng làm dịu da và chữa lành da như dầu dừa, dịch chiết xuất từ hạt neem, chiết xuất quả núc nác, bạc nano, chitosan. Đây không chỉ là thành phần thúc đẩy quá trình tự sửa chữa của da bị tổn thương mà còn lành tính, an toàn với da khi dùng lâu dài.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là một tình trạng nguy hiểm khi không kịp thời điều trị đúng cách. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức và các điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, đừng quên dùng kem bôi Eczestop - Hết ngứa, sạch eczema hàng ngày để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và quản lý tình trạng bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả!

*Kem Eczestop có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Đoàn Thu

BẢN DESKTOP