Khám phá

Vì sao phụ nữ dễ loãng xương hơn nam giới?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho chị em phụ nữ dễ loãng xương và có tỷ lệ mắc cao hơn, tình trạng loãng xương sớm và nặng hơn nam giới.

Loãng xương do mang thai

Một số phụ nữ mang thai bị loãng xương tạm thời trong thai kỳ. Đây là một trường hợp hiếm hoi và thường xảy ra sau khi phụ nữ sinh đẻ. Các bà mẹ cho con bú nên tăng lượng thức ăn giàu canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Nếu mẹ bầu không có đủ chất dinh dưỡng, bé trong bụng mẹ sẽ lấy canxi từ xương, do đó gây xốp xương và loãng xương.

Vì sao phụ nữ dễ loãng xương hơn nam giới? ảnh 1

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ loãng xương hơn nam giới (Ảnh minh họa) Tiền mãn kinh gây loãng xương ở nữ giới.

Tiền mãn kinh gây loãng xương ở nữ giới.

Loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ, bao gồm những phụ nữ tiền mãn kinh tuổi từ 20, 30 và 40. Một số phụ nữ trẻ có mật độ xương thấp có nguy cơ cao bị loãng xương.

Thay đổi nội tiết tố làm nữ giới loãng xương

Một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới là do, họ phải trải qua sự dao động nội tiết tố ở các thời kỳ và giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc đời như: Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh. Đặc biệt, sự sụt giảm mạnh về nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ làm gia tăng quá trình hủy xương, giảm sự hấp thu calci làm giảm mật độ xương, từ đó tăng nguy cơ loãng xương.

Phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn đàn ông nên dễ loãng xương hơn

Nhìn chung phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn so với nam giới, đây cũng chính là một trong những lý do khiến phụ nữ dễ bị giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ dẫn đến loãng xương hơn so với cánh mày râu.

Theo Báo mới

BẢN DESKTOP