Y học và đời sống

Vì sao da thường bị nổi mẩn, ngứa khi gặp gió?

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Vào những ngày tháng mùa hè, dưới tác động của ánh nắng mặt trời da bạn dễ bị đen sạm hoặc cháy nắng. Ngược lại, vào mùa đông, dưới sự tác động của gió làn da của bạn thường bị nổi mẩn, ngứa. Vì sao lại vậy?
Vì sao da thường bị nổi mẩn, ngứa khi gặp gió? Ảnh minh họa

Vì sao da thường bị nổi mẩn, ngứa khi gặp gió? Ảnh minh họa

Nguyên nhân da thường bị nổi mẩn, ngứa khi gặp gió

Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc cơ thể bạn bị ngứa da khi thời tiết bước vào mùa lạnh, cụ thể sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nổi mẩn gây ngứa da.

Hiện tượng cơ thể con người xuất hiện tình trạng ngứa da vào mùa lạnh được giải thích là do ảnh hưởng của phong hàn gây nên tình trạng dị ứng, xuất hiện mẩn ngứa, nổi mề đay, gây nên ngứa da,

Trên thực tế, ngứa da là một biểu hiện của dị ứng mà trong khi đó cơ thể con người dị ứng với tác nhân khác nhau. Thời tiết lạnh cũng là một tác nhân gây dị ứng dẫn đến tình trạng nổi mẩn, nổi mề đay gây ngứa da.

Tùy thuộc vào cơ địa từng người, mà ngưỡng nhiệt độ gây ra dị ứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường dưới 4 nhiệt độ cơ thể người sẽ nổi mẩn gây ngứa.

Triệu chứng

Giai đoạn cấp tính: xảy ra đột ngột khi gặp yếu tố gây dị ứng, biểu hiện các nốt sẩn đỏ, trên bề mặt có mụn nước và vảy tiết, phù nề và tiết dịch; ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa. Hoặc có thể biểu hiện bằng triệu chứng ở các cơ quan khác như: đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở hoặc hen...

Giai đoạn mãn tính: xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng, không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít. Thường biểu hiện bằng các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Gãi nhiều có thể dẫn đến dày da, sưng nề, đóng vảy tiết...

Cách khắc phục bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió

Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây mẩn ngứa

Để khắc phục tình trạng tiếp xúc với gió, không khí lạnh thì da nổi mẩn ngứa, mề đay, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với gió và các tác nhân gây bệnh như:

Kiêng hoặc hạn chế tiếp xúc với gió nhất là gió lạnh, hạn chế với gió từ điều hòa, quạt mát.

Trong trường hợp phải tiếp xúc với gió lạnh ngoài môi trường, người bệnh cần che chắn da, cơ thể kỹ lưỡng nên mặc áo dài tay, áo khoác, đeo khẩu trang…

Không nên gãi, kích thích vùng da bị mề đay sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

Tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ khiến bệnh nặng hơn như thịt bò, hải sản, cua, tôm,…

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ khi tiếp xúc với gió ở nơi có bụi bẩn, ô nhiễm, phần hoa…

Chữa mẩn ngứa khi gặp gió bằng các mẹo dân gian

Để giảm nhẹ các triệu chứng mẩn ngứa trên da, người bệnh có thể cải thiện bằng một số biện pháp dân gian tại nhà như:

Tắm bằng nước ấm:

Đây là một trong những cách giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu do mề đay mẩn ngứa trên da. Bạn nên tắm với nước ở nhiệt độ vừa phải, tránh gió trong quá trình tắm.

Tắm nước lá khế:

Lá khế có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, giảm tình trạng nổi mẩn, phát ban ngoài da. Đây cũng là loại lá dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản:

Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng

Đun sôi lá khế với nước cho tinh chất lá khế tan ra trong nước

Gạn lấy nước để nguội và tắm, phần bã có thể tận dụng để chà nhẹ nhàng lên vùng da nổi mẩn.

Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 7-10 ngày.

Chữa mẩn ngứa bằng lá kinh giới:

Lá kinh giới được biết đến với nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về da, nhất là mề đay mẩn ngứa. Cách thực hiện như sau:

Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.

Vò nát lá kinh giới, cho vào tách hãm với nước sôi và uống như uống trà.

Dùng lá kinh giới đã rửa sạch, cho lên chảo sao nóng và chườm lên vùng da nổi mẩn.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP