Thời sự

Vật dụng nhà bếp chứa chất cực độc chỉ 1mg cũng gây ung thư gan

  • Tác giả : ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn
Aflatoxin là một chất có độc tính cực kỳ cao, độc gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua, chỉ 1 mg cũng có thể gây ung thư gan thường có trong nhà bếp mà không phải ai cũng biết.

Aflatoxin là một chất có độc tính cực kỳ cao, độc gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua, có khả năng phá huỷ các mô gan. Nó cũng là chất gây ung thư mạnh nhất, 1mg đủ để khiến các tế bào ung thư xuất hiện. Năm 1993, WHO xếp aflatoxin là chất gây ung thư loại 1.

Điều đáng nói nhất là aflatoxin lại dễ dàng tồn tại trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt nó thường ẩn chứa trong những thứ sau:

Ngô lạc mốc

Aflatoxin xuất hiện nhiều nhất trong các loại thực phẩm bị mốc, đặc biệt là những loại có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô. Tinh bột có thể sản sinh ra aflatoxin trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt.

Để tránh tình trạng thực phẩm bị mốc, tốt nhất mỗi lần mua chỉ nên mua số lượng vừa phải. Vì aflatoxin lây lan dưới bạn bào tử, khả năng hòa tan trong nước thấp nên việc xử lý rất khó khăn. Nếu nhận thấy vài hạt đậu bị mốc, hãy vứt bỏ luôn cả túi đậu.

Gạo mốc

Đừng nghĩ rằng gạo không có hạn sử dụng hay chỉ cần vo thật sạch là an toàn. Gạo mốc là thứ chứa nhiều độc tố aflatoxin nhất, nó không chỉ tồn tại trên bề mặt gạo mà còn xâm nhập vào sâu bên trong, việc vo gạo hoàn toàn không thể loại bỏ hết các độc tố gây hại.

1mg chất này có thể gây ung thư gan, thường có trong 5 thứ ở nhà bếp - 2

Nấm Aspergillus flavus trong gạo có thể tạo ra độc tố aflatoxin. Nếu thường xuyên ăn gạo mốc, độc tố này sẽ tích luỹ dần trong cơ thể và dễ gây ra ung thư gan.

Khi mua gạo, tốt nhất nên ăn bao nhiêu mua bấy nhiêu, cơm nên nấu và ăn trong ngày, tránh để thừa, nếu nhận thấy có dấu hiệu hư hỏng cần bỏ ngay.

Vật dụng nhà bếp chứa chất cực độc chỉ 1mg cũng gây ung thư gan ảnh 1

Vật dụng nhà bếp chứa chất cực độc chỉ 1mg cũng gây ung thư gan

Đũa gỗ, thớt gỗ dùng quá lâu ngày

Nhiều gia đình ít khi để ý tới những đôi đũa mình sử dụng hằng ngày. Họ chỉ vứt đũa đi, thay cái mới khi nó bị gãy, hư, chuyển sang màu đen. Trên thực tế, có không ít trường hợp bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn đầu ở những người trẻ tuổi có liên quan tới những đôi đũa mà họ sử dụng.

Bản thân những đôi đũa không chứa aflatoxin, nhưng nó được dùng để gắp những loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao, theo thời gian việc làm sạch hoàn toàn rất khó. Tinh bột có thể bám vào đũa, khiến nấm mốc sản sinh ra và ẩn bên trong.

Nếu bạn sử dụng thớt gỗ bị mốc trong khoảng thời gian dài sẽ có thể khiến người dùng dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, đường ruột, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hơn nữa, người dùng còn dễ bị nấm mốc và mắc các bệnh lý cấp tính hoặc ngộ độc

Để tránh nhiễm aflatoxin từ những đôi đũa mốc hay thớt bị mốc, tốt nhất bạn nên mua đũa inox, thớt inox hoặc thay sau một thời gian sử dụng dù chúng trông vẫn còn mới. Khi rửa, cần ngâm trước để làm mềm cặn thức ăn bám trên đó, phơi khô để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dầu ăn rẻ tiền kém chất lượng

Một số loại dầu làm từ đậu phộng, mè được sản xuất tại những cơ sở không đảm bảo vệ sinh rất khó tránh khỏi tình trạng chứa aflatoxin. Nguyên nhân là bởi trong quá trình ép dầu, vì lợi nhuận người ta có thể bỏ qua việc đậu bị mốc, hoặc một số loại đậu tuy có vẻ ngoài bình thường nhưng bên trong nấm mốc đã xuất hiện.

Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thường thiếu các bước lọc bỏ các chất độc hại và không thể loại bỏ hoàn toàn nguyên liệu thô không đảm bảo an toàn. Vì thế, dù giá thành những loại dầu này rẻ đến mấy, bạn cũng không nên mua để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình và gia đình.

Mộc nhĩ ngâm lâu

Trên thực tế, có không ít trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm có liên quan tới việc ăn mộc nhĩ ngâm trong thời gian quá lâu. Khi ngâm mộc nhĩ khô quá lâu, có một số loại vi khuẩn và độc tố như aflatoxin, penicillin xuất hiện. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên ngâm mộc nhĩ trong nước từ 15 – 20 phút.

Nhiều người cho rằng, chỉ cần nấu ở nhiệt độ cao là có thể phá huỷ aflatoxin, nhưng nhiệt độ cần thiết để làm được điều này là 280 độ C, phương pháp nấu nướng thông thường không thể đáp ứng được.

ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học quốc gia Hà Nội)

ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn

BẢN DESKTOP