Vấn đề - Sự kiện

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội

  • Tác giả : Mai Loan
Đó là phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại Hội thảo Văn hoá 2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa".
Thông tin tiêu cực trên Internet, mạng xã hội tác động xấu đến giới trẻ
Chiều 17/12, đã diễn ra Phiên họp toàn thể tiếp tục Hội thảo Văn hóa 2022, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã tạo dựng nên nền văn hóa đặc sắc, kết tinh quá trình lao động, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, được kế thừa, bổ sung, phát triển qua nhiều thế hệ, thể hiện sâu sắc trình độ, nghệ thuật ứng xử với tự nhiên và xã hội. Nền văn hóa giàu bản sắc của dân tộc đã là bệ đỡ, tạo sức mạnh nội sinh để đất nước ta vượt qua muôn vàn thử thách, gian nan, tiến lên theo dòng chảy của lịch sử.
Van hoa phai duoc dat ngang hang voi kinh te, chinh tri, xa hoi
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã tạo dựng nên nền văn hóa đặc sắc.
Những năm qua, đặc biệt là những năm đất nước đổi mới, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước; tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp; sự chủ động, nỗ lực của ngành Văn hóa, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hoá, con người Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá từng bước được nâng cao; nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc được kế thừa, phát huy.
Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu được chú trọng. Các giá trị nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái được phát huy cao độ, nhất là những thời điểm đất nước khó khăn, thiên tai, dịch bệnh.
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa nói chung và các lĩnh vực cụ thể của văn hóa nói riêng từng bước được sung, hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.
Chủ trương của Đảng trên các lĩnh vực quan trọng của văn hóa đã được thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy văn hóa phát triển. Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia và nội luật hóa hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có các quyền về văn hóa, thúc đẩy, bảo vệ các quyền về văn hóa phù hợp các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, hợp tác, quảng bá văn hóa, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.
Tuy nhiên, vị trí, vai trò của văn hoá chưa thực sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Môi trường văn hoá có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Văn hóa phẩm độc hại, thông tin tiêu cực trên Internet, mạng xã hội tác động xấu đến giới trẻ, gia đình và xã hội.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tính tích cực xã hội của nhân dân tham gia xây dựng môi trường văn hóa...
Thường trực Ban Bí thư nhận định thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa vừa là nội dung lớn, quan trọng và thiết thực vừa là vấn đề khó, một trong những điểm nghẽn lớn trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Để khơi thông và phát huy giá trị nguồn lực văn hóa, ông Võ Văn Thưởng cho rằng trong quá trình xây dựng thể chế, chính sách về văn hóa, cần quán triệt, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của văn hóa, phải hiểu đúng, đầy đủ, toàn diện về văn hóa, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội
Từ những phân tích trên, Thường trực Ban Bí thư nêu ra năm vấn đề cần thảo luận, nghiên cứu liên quan tới thể chế, chính sách và nguồn lực phát triển văn hóa.
Cụ thể, điều đầu tiên, trong quá trình xây dựng thể chế, chính sách về văn hóa phải quán triệt, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của văn hóa. Phải hiểu đúng, đầy đủ, toàn diện về văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Van hoa phai duoc dat ngang hang voi kinh te, chinh tri, xa hoi-Hinh-2
Toàn cảnh Hội thảo Văn hóa 2022.
Thứ hai, thể chế, chính sách phát triển văn hóa vừa phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn, coi trọng các yếu tố đặc thù của văn hóa, vừa phải giữ gìn, kế thừa hồn cốt, các giá trị cao đẹp của văn hóa dân tộc; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu thêm kho tàng văn hóa Việt Nam.
Thứ ba, thể chế, chính sách về văn hóa phải đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, thực sự hiệu lực, hiệu quả, tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển văn hóa; phân cấp, phân quyền minh bạch, xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện; quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Thứ tư, nguồn lực cho phát triển văn hóa không chỉ là tài chính, cơ sở vật chất, mà còn là nguồn lực con người, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống dân tộc...; không chỉ là nguồn lực của nhà nước, mà còn nguồn lực của toàn xã hội. Vì thế, nếu có được thể chế, chính sách đúng đắn, phù hợp, bao quát, sẽ khơi thông được nguồn lực to lớn của đất nước cho phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Thứ năm, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đầy đủ, xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng pháp luật, chính sách văn hóa; phải phối hợp chặt chẽ, thực chất trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách; nghiêm túc lấy ý kiến, tiếp thu và giải trình ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của luật pháp, chính sách về văn hóa.

Mời quý độc giả xem video: "Câu chuyện văn hóa với chủ đề Nghệ sĩ và văn hóa ứng xử". Nguồn: VTV1.

Mai Loan

BẢN DESKTOP