Vấn đề - Sự kiện

Văn hóa lễ chùa đầu năm của người Việt

  • Tác giả : Phạm Huy
Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong tâm thức của người Việt Nam từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới mà còn mang đậm tính tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài phong tục thờ cúng tổ tiên, người dân thường đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, rất nhiều gia đình tổ chức đến chùa thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc. Lúc này, khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm của các ngôi chùa, sân đình bỗng trở nên đông đúc, chùa rực sáng ánh đèn, nến, vào sâu bên trong, hương khói nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ.

Người dân đi lễ chùa ngày đầu năm - Ảnh:internet

Người dân đi lễ chùa ngày đầu năm - Ảnh:internet

Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh - Ảnh:PT

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh - Ảnh:PT

Ảnh minh họa - Ảnh:baochinhphhu.

Ảnh minh họa - Ảnh:baochinhphhu.

Có những người đi lễ chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên, nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống, cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất.

Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản - Ảnh: bacninhtv.

Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản - Ảnh: bacninhtv.

Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, bởi thế nên người Việt luôn tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để ước nguyện mà đó còn là thời gian để con người tìm về với chốn tâm linh bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh

Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang

mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ.

Ngày càng nhiều người trẻ tuổi thích đi lễ chùa đầu năm - Ảnh:bacninhtv

Ngày càng nhiều người trẻ tuổi thích đi lễ chùa đầu năm - Ảnh:bacninhtv

Ảnh: internet.

Ảnh: internet.

Với các bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Đến chùa hành lễ cần lưu ý theo thứ tự như sau:

Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ tát.

Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ nhà hậu.

Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, mới thấy lòng mình lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn./.

Phạm Huy

BẢN DESKTOP