Chữa bệnh không dùng thuốc

Uống nước mơ chữa giun chui cuống mật

Nước mơ không chỉ giải khát, chống sự già nua của tế bào tim mạch mà còn chống được cả bệnh lao, giun…
nước mơ

Nước mơ giúp giải nhiệt và chữa bệnh

Mơ có giá trị dinh dưỡng và dược phẩm khá cao, có thể làm ra nhiều chế phẩm, trong đó có nhiều loại được dùng như một vị thuốc trong việc chữa bệnh.Vào ngày hè nóng nực, quả mơ ngâm với đường là cách mà dân gian vẫn thường làm để tạo thành thứ nước uống có tác dụng giải khát rất có lợi cho sức khỏe.

Nước cốt mơ có tác dụng giải khát, tăng cường sức khỏe với có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, ra nhiều mồ hôi, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống. Khi nóng sốt lâu ngày, uống nước mơ vừa có tác dụng thanh nhiệt, lại chống được tình trạng môi khô do nóng trong người.

Trong quả mơ có một chất có tác dụng kháng vi trùng lao mycobacterium, tác dụng này có liên quan đến sự có mặt của axit citric và malic. Trong dung dịch mơ còn có Vitamin B15 với tỷ lệ khá cao, có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa oxy trong tế bào, chống sự già nua của tế bào trong các nhóm bệnh về tim mạch, hô hấp, như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, viêm hoặc xơ gan thời kỳ đầu.

Ngoài ra, theo y học hiện đại, mơ chứa các loại axit hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, làm co túi mật, thúc đẩy quá trình tiết ra mật của gan. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình. Mai tử vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng, có tính sinh tân chỉ khát tuyệt vời.

Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, acid citric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Rượu mơ xanh, tính hàn, vị ấm, chữa kém ăn. Bạch mai (mơ muối) có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Trong nhân hạt mơ người ta phát hiện trong dịch nhân hạt mơ có axit pangamic tức là vitamin B15, có tác dụng phục hồi sức khỏe, chữa bệnh tim phổi kéo dài tuổi thọ.

Nước quả mơ tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, chống mệt mỏi, giảm mất mồ hôi, đỡ mệt mỏi, ăn ngon miệng, ít bị rối loạn tiêu hóa.

Rượu mơ cũng có tác dụng tương tự, giúp ăn ngon, tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực, dùng vào mỗi bữa ăn với 1 chén con 25 – 30ml bụng có giun vang mơ có thể uống gấp đôi.

Đau nhức răng: quả mơ chín giã nát đắp vào răng.

Giun chui ra mồm, mũi: Ô mai 2 quả đun cùng với 300 ml nước, để sôi trong 30 phút, thêm đường cho vừa ngọt, uống trước khi đi ngủ.

Giun chui ống mật, đau bụng do giun đũa, viêm đại tràng mãn tính do lỵ: Ô mai 5 quả, tế tân 4g, can khương, quế chi, phụ tử chế, xuyên tiêu mỗi thứ 8g; hoàng bá, đương quy, hoàng liên, đẳng sâm mỗi thứ 12g. Tất cả tán bột, trộn mật ong làm viên hoàn, ngày uống 12g chia làm 3 lần, hoặc có thể làm thang sắc uống.

 Làm đẹp da, ở một số nước Âu Mỹ dùng thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt, cổ trước khi đi ngủ vài giờ làm mất hết nếp nhăn “da sẽ rất đẹp”.

Mụn cóc (hạt cơm) trên da: ô mai 30g ngâm nước muối 24g (bỏ hạt) và ít giấm nghiền mịn đắp lên mụn cơm.

 Rượu thanh mai (mơ xanh): chữa phong thấp (trong uống ngoài xoa) nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng ra mồ hôi tay chân.

BS Hoàng Long (Nguyên chuyên gia Bộ Y tế)

Từ Khoá

BẢN DESKTOP