Ảnh minh họa |
Uống nước chanh có tác dụng gì?
Ngăn ngừa sỏi thận
Axit citric có trong chanh giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng nước tiểu và tăng pH nước tiểu, tạo môi trường ít thuận lợi hơn cho sự hình thành sỏi thận.
Chỉ cần 1/2 cốc nước chanh mỗi ngày có thể cung cấp đủ axit citric để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi ở những người đã có chúng.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Chanh được tạo thành từ khoảng 10% carbs, chủ yếu ở dạng chất xơ hòa tan và đường đơn giản.
Chất xơ chính trong chanh là pectin, một dạng chất xơ hòa tan có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Tác dụng này có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu.
Duy trì một làn da khỏe mạnh
Vitamin C có trong chanh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp bảo vệ da. Khi ăn thức ăn có chứa chanh hoặc bôi kem thì lượng vitamin C từ chanh có thể giúp chống lại tổn thương da do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể.
Tăng cường chức năng phục hồi, giúp hơi thở thơm mát
Chanh có thể chữa lành khi da bị viêm, nổi đỏ. Bên cạnh đó, lượng vitamin C có trong chanh không chỉ đem lại cảm giác thoải mái khi uống mà còn giúp cho hơi thở thơm mát, ngăn ngừa hôi miệng.
Giúp kiểm soát cân nặng
Chanh được xem là một loại thực phẩm giảm cân vì chất xơ pectin hòa tan trong chanh giúp mở rộng trong dạ dày, cảm thấy no lâu hơn.
Uống nước nóng với chanh sẽ giúp giảm cân sau khi ăn vì trong chanh có nhiều vitamin C và một số hợp chất thực vật có lợi có thể làm giảm cholesterol.
Nên uống nước chanh thế nào để tốt cho sức khỏe?
Khi uống nước chanh nên pha loãng với nước ấm nhưng không quá 1,5 lít nước chanh mỗi ngày và uống rải rác trong ngày, xen kẽ với nước lọc và các loại đồ uống lành mạnh khác. Như vậy, bạn có thể uống nước chanh hàng ngày nhưng cần uống với liều lượng như trên.
Ngoài ra, nên uống nước chanh vào giữa các bữa ăn là tốt nhất, nhưng không nhất thiết phải thêm nhiều chanh vào mỗi cốc nước uống.
Chanh có tính axit cao, vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, nó có thể có một số tác dụng phụ tiêu cực. Ví dụ, axit citric trong chanh có thể ăn mòn men răng và làm hỏng răng. Do đó, nên uống nước chanh qua ống hút để nước chanh tiếp xúc với răng của bạn ít hơn.
Nếu bị lở miệng, nên tránh hoàn toàn nước chanh, vì axit có thể gây kích ứng. Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm cần lưu ý không uống nước chanh hàng ngày, nhất là lúc bụng đói. Lý do rất đơn giản là loại quả này có tính axit cực cao có thể gây kích ứng thành dạ dày và có thể gây ra chứng ợ chua.
Uống nước chanh khi nào tốt nhất?
Sau khi thức dậy: Lúc này dạ dày đang trống rỗng, có thể uống 1 ly nước chanh + mật ong để cải thiện chứng táo bón, làm sạch dạ dày và bổ sung nước cùng với Vitamin C cho một ngày làm việc. Tuy nhiên, chỉ nên pha một vài giọt nước cốt chanh, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Sau bữa ăn: Có thể uống 1 ly nước chanh sau bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 1,5 – 2 tiếng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu hóa thức ăn.
Buổi tối: Có thể uống chanh + mật ong vào buổi tối. Nhưng chỉ nên uống 1 ly vào trước 8 – 9h tối, không nên uống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.