Khoa học & Công nghệ

Ứng dụng công nghệ số quản lý tài nguyên và ứng phó biến đổi khí hậu

  • Tác giả : An Quý
Trong 2022, Bộ Tài nguyên - Môi trường tăng cường quản lý tài nguyên số trong số hóa đất đai, môi trường, khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản…

TS. Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhấn mạnh  trong hội nghị khoa học toàn quốc EME 2021 về chuyển đổi số và công nghệ số trong khoa học trái đất, mỏ, môi trường. 

hoi-nghi-eme-1.jpg
TS Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhấn mạnh, trong 2022, Bộ Tài nguyên - Môi trường tăng cường quản lý tài nguyên số trong số hóa đất đai, môi trường, khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản…

Hội nghị này vừa được tổ chức do Hội đồng giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ phối hợp với Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM và Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Theo TS Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, không chỉ ngành tài nguyên - môi trường quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên số cũng đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết.

TS. Nhân nhấn mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

khai-thac-tai-nguyen.jpg
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa. 

Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang thể hiện trách nhiệm chung trong giải quyết khủng hoảng, thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gây ra.

Việt Nam đang thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới xây dựng một xã hội có ý thức tận dụng nguồn tài nguyên đã qua sử dụng, hạn chế tối đa rác thải, bảo vệ sức khỏe người dân.

Tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh, đạt mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0, nghiên cứu khoa học và công nghệ nói chung, liên ngành khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường nói riêng, đóng vai trò tiên phong.

hoi-nghi-eme.jpg
Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường (EME) ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ các hoạt động của đời sống, kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường của con người.

Theo PGS.TS. Huỳnh Quyền, Hiệu trưởng ĐH Tài nguyên & Môi trường TPHCM, đại dịch Covid-19 mặc dù tác động tiêu cực đến mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục… của thế giới cũng như Việt Nam, nhưng cũng đã đẩy mạnh việc chuyển đổi số.

pgs.ts-huynh-quyen.jpg
Theo PGS.TS. Huỳnh Quyền, Hiệu trưởng Đại học Tài nguyên & Môi trường TPHCM, chuyển đổi số và công nghệ số trong khoa học trái đất, mỏ, môi trường góp phần tạo ra nhiều giải pháp tổng hợp, đồng bộ nhằm hạn chế tối đa những tác động không mong muốn từ tự nhiên.

“Chuyển đổi số và công nghệ số trong khoa học trái đất, mỏ, môi trường góp phần tạo ra nhiều giải pháp tổng hợp, đồng bộ nhằm hạn chế tối đa những tác động không mong muốn từ tự nhiên.

Vai trò khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, đặc biệt liên ngành khoa học trái đất, mỏ và môi trường, rất quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường; bảo vệ tính bền vững của trái đất,” PGS.TS Huỳnh Quyền chia sẻ.

An Quý

BẢN DESKTOP