Gia đình mới

Tuổi của Mặt Trời

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những ngôi sao xa xôi giống như Mặt Trời thường phát sáng trong khoảng 9 đến 10 tỷ năm. Như vậy, hiện nay tuổi của Mặt Trời đã được một nửa cuộc đời và sẽ sống thêm khoảng 5 tỷ năm nữa.
Tuổi của Mặt Trời ước tính vào khoảng 9-10 tỷ năm

Tuổi của Mặt Trời ước tính vào khoảng 9-10 tỷ năm

Hỏi: Mặt Trời hiện nay bao nhiêu tuổi, nó có “già” đi không?

Lê Kim Phượng (Hà Nội)

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Diễn đàn Thiên văn Việt Nam, cho biết Mặt Trời là một ngôi sao vì nó là một thiên thể tự nóng sáng nhờ nguồn năng lượng do phản ứng nhiệt hạt nhân xảy ra trong lòng thiên thể phát ra. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những ngôi sao xa xôi giống như Mặt Trời thường phát sáng trong khoảng 9 đến 10 tỷ năm. Tuổi của Mặt Trời cũng tương tự những ngôi sao đó và như vậy, hiện nay Mặt Trời của chúng ta đã sống được một nửa cuộc đời và sẽ sống thêm khoảng 5 tỷ năm nữa.

Cũng như nhiều ngôi sao khác, Mặt Trời được cấu tạo chủ yếu từ hydro, tiếp theo là heli. Phần còn lại là oxy, carbon, neon, nito, magie, sắt và silic. Một khi Mặt Trời đốt cháy hết lượng hydro có sẵn, nó sẽ bắt đầu đốt đến heli, khoảng thời gian này sẽ kéo dài trong 130 triệu năm hoặc lâu hơn. Vào lúc này, nó sẽ trương phình ra và nuốt chửng những hành tinh xung quanh vào bên trong lòng nó. Mặt Trời lúc đó sẽ là một sao đỏ khổng lồ.

Sau khi đốt sạch lượng heli có sẵn và “nuốt chửng” ba hành tinh  gần nhất, nó sẽ tự sụp đổ vào bên trong. Khối lượng của nó sẽ vẫn giữ nguyên nhưng nó bị nén xuống và kích thước nhỏ lại tương đương với kích cỡ Trái Đất. Khi điều đó xảy ra, Mặt Trời sẽ là một sao lùn trắng, mất hàng tỷ năm tiếp theo để nguội mát và tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm của những hành tinh còn tồn tại.

BẢN DESKTOP