Trong trận tử chiến, trăn vua cố gắng siết chặt để đối phó với con rắn độc. Tuy nhiên, cuối cùng trăn vua bị tê liệt vì trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa.
|
Đây là trận chiến giữa hai con "quái thú" ngang tài ngang sức. Rắn hổ mang chúa chọn một con trăn vua non làm mục tiêu. Trong cuộc đấu, trăn vua cố gắng siết chặt để đối phó với con rắn độc. Tuy nhiên, nọc độc của rắn hổ mang chúa làm cho trăn vua tê liệt, cuối cùng, trăn vua bị nuốt chửng. |
|
Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc phân bố chủ yếu ở khu vực từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Chúng khi gặp nguy hiểm thường cố gắng trốn thoát nhưng có thể trở nên rất hung dữ khi bị khiêu khích. Vết cắn của rắn hổ mang chúa chứa nhiều nọc độc có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. |
|
Trong khi đó, trăn vua cũng là một đối thủ nặng ký của rắn hổ mang chúa và cũng là mục tiêu ưa thích của chúng. Mặc dù cả hai loài đều mạnh mẽ, nhưng rắn hổ mang chúa có lợi thế về nọc độc. |
|
Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới. Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN từ năm 2010. |
|
Loài rắn này có khả năng giáng một vết cắn khiến nạn nhân tử vong nhanh chóng. Theo ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn của hổ mang chúa có khả năng giết chết một con voi trưởng thành và gây tử vong cho khoảng 20 người trưởng thành nếu không được chữa trị. |
|
Trăn gấm hay còn gọi là trăn vua, trăn mắt lưới châu Á là một loại trăn lớn sống ở vùng Đông Nam Á. |
|
Trăn gấm không có nọc độc và không giết con mồi của chúng bằng vết cắn. Việc cắn chỉ để giữ chặt con mồi, còn công việc giết mồi được tiến hành bằng cách quấn cơ thể to lớn của trăn quanh mồi để siết chết nó. Mỗi lần con mồi của chúng thở ra, trăn gấm sẽ lại siết chặt cơ thể của chúng từng chút từng chút một và cuối cùng khiến con mồi chết vì ngạt thở. |
Mời quý độc giả xem thêm video: "Hoang mang" với những "quái thú" ở Việt Nam gây xôn xao dư luận.