Dữ liệu y khoa

Tự dùng thuốc trị đau khớp bị biến chứng suy tuyến thượng thận nguy hiểm

  • Tác giả : Thúy Nga
Suy tuyến thượng thận do thuốc là bệnh thường gặp nhất trong lâm sàng và biến chứng nặng nề như suy tuyến thượng thận cấp, suy kiệt rối loạn điện giải nặng, nhiễm trùng cơ hội...

Tự điều trị từ nhẹ thành nặng

Tháng 05/2023, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận và điều trị cho người bệnh Nguyễn Thị Đ. (64 tuổi, Xã Hồng Đà, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ).

Người bệnh có tiền sử đau xương khớp nhiều năm, dùng nhiều loại thuốc tê giảm đau không rõ nguồn gốc, Đái tháo đường điều trị theo đơn ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Cách ngày nhập viện khoảng 3 ngày, người bệnh thấy mệt mỏi nhiều, buồn nôn, khó thở, ho khạc đờm nhiều, nhập viện điều trị.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc chậm, đau mỏi xương khớp, yếu mỏi cơ, khó thở sau những cơn ho, có hội chứng Cushing: béo vùng trung tâm, mặt to tròn, rậm lông vùng ria mép, da mỏng có nhiều đám xuất huyết, hội chứng nhiễm trùng rõ.

Người bệnh đã được khám, chỉ định xét nghiệm máu đánh giá các chỉ số về đường máu, chức năng gan thận, cortisol máu, hormone tuyến giáp và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

Tự dùng thuốc trị đau khớp bị biến chứng suy tuyến thượng thận nguy kịch

Tự dùng thuốc trị đau khớp bị biến chứng suy tuyến thượng thận nguy kịch

Qua thăm khám lâm sàng, tổng hợp các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng, người bệnh được chẩn đoán: Suy tuyến thượng thận do thuốc – Rối loạn điện giải – Viêm phổi – Đái tháo đường type 2, Người bệnh được điều trị bệnh Suy tuyến thượng thận bằng thuốc Glucocorticoid theo phác đồ của Bộ y tế, điều chỉnh đường máu bằng Insulin và điều trị các bệnh kèm theo theo phác đồ.

Sau 10 ngày điều trị tại khoa Nội tiết- Đái tháo đường, tình trạng người bệnh tiến triển tốt, đỡ mệt mỏi, đỡ ho, không buồn nôn, không khó thở, kiểm soát được đường huyết. Người bệnh ra viện, tiếp tục dùng thuốc theo đơn và khám hàng tháng theo hẹn.

Biến chứng nặng nề và dễ tử vong

Các bác sĩ khoa Khoa Nội tiết – Đái tháo đường cho biết, suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất giảm glucocorticoid hoặc mineralcorticoid hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong.

Suy tuyến thượng thận do thuốc là bệnh thường gặp nhất trong lâm sàng và biến chứng nặng nề như suy tuyến thượng thận cấp, suy kiệt rối loạn điện giải nặng, nhiễm trùng cơ hội. Đây là hậu quả của tình trạng lạm dụng thuốc corticoid kéo dài không có kiểm soát . Thường gặp trong các bệnh lý xương khớp, bệnh về máu, hen phế quản...

Đặc biêt, trong thời gian gần đây, một số bệnh nhân sử dụng các thuốc đông y không rõ nguồn gốc, thuốc giảm đau, chống dị ứng nhưng lạm dụng liều lượng.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Suy tuyến thượng thận do thuốc

Suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất giảm glucocorticoid hoặc mineralcorticoid hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong.

Bao gồm 2 loại: suy tuyến thượng thận nguyên phát (bệnh Addison) và suy tuyến thượng thận thứ phát (thiếu hụt hormone hướng vỏ thượng thận).

Trên thực tế, người ta thường bắt gặp suy tuyến thượng thận thứ phát do thuốc chứa corticoid gây nên, chủ yếu là do ngừng đột ngột điều trị bằng glucocorticoid ngoại sinh theo bất kì đường dùng nào, gây ức chế trục dưới đồi- tuyến yên- thượng thận.

Các biểu hiện lâm sàng tới khi có các triệu chứng rõ ràng, tùy thuộc vào căn nguyên, thời gian dùng thuốc và cường độ sản xuất quá mức glucocorticoid. Người bệnh có các triệu chứng: Khó chịu, yếu mệt, đau cơ, sút cân, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, trầm cảm, béo phì vùng trung tâm tăng dần bao gồm mặt, cổ, bụng, ngực, mặt tròn đỏ, rối loạn chức năng tuyến sinh dục, teo da và bầm tím ngoài da, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp, rậm lông và trứng cá, thiểu xương, loãng xương, gãy xương…

Khi có các dấu hiệu mắc suy tuyến thượng thận, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để khám và chẩn đoán, điều trị, tránh suy tuyến thượng thận cấp gây nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP