Y học và đời sống

Tự cứu mình khi bị nhồi máu cơ tim

Ghi nhớ những nguyên tắc này sẽ giúp bạn bảo vệ được mạng sống của mình khi bị nhồi máu cơ tim bất ngờ.

Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.

Đầu tiên, bạn phải nhận biết các triệu chứng nhồi máu cơ tim cụ thể là đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực; có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị; khó thở thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó.

Nếu đang có hoạt động, bạn cần lập tức dừng hoạt động ngay, dừng xe bên lề đường và nằm nghỉ. Điều đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh, nếu hoảng loạn, bạn sẽ chẳng làm được gì và tình trạng mất ý thức diễn ra càng nhanh hơn.

Tiếp theo, hãy cố ho thật mạnh và liên tục. Lưu ý, bạn cần hít một hơi thật sâu trước khi ho và dùng lực ho sâu và kéo dài như cách bạn đẩy dịch tiết từ trong phổi ra vậy. Cố gắng duy trì việc lấy hơi và ho ra đều đặn 2 giây 1 lần cho đến khi cứu hộ đến hoặc nhịp tim của bạn đã trở lại bình thường.

Việc hít thở sâu sẽ mang oxy vào phổi và động tác ho có tác dụng gây áp lực lên tim, duy trì sự lưu thông. Áp lực này giúp tim khôi phục lại nhịp đập bình thường.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mạch vành từ trước, dùng thuốc Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà không bớt đau ngực thì có thể ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng nhờ người đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay. Nếu không, hãy gọi ngay cứu hộ để được tư vấn và giúp đỡ.

Nhất định bạn cần nhờ người trợ giúp, để có thể giúp bạn vào viện nhanh chóng, vì nếu bạn không được xử trí sớm trong tối đa 2 – 4 giờ thì rất nguy hiểm. Càng vào viện sớm bao nhiêu thì khả năng hồi phục sẽ càng cao.

Để không bị lọt vào danh sách được tử thần gọi tên, tốt hơn hết bạn nên nằm lòng các phương pháp ngăn chặn một cơn đau tim và tạo cho mình thói quen sinh hoạt thật khoa học ngay từ bây giờ.

Linh Chi (tổng hợp)

BẢN DESKTOP