Đời sống

Truy cứu trách nhiệm

Lâu nay, để tăng cường hiệu quả, hiệu lực của bộ máy thường nhắc đến trách nhiệm người đứng đầu, nhưng thực ra tại đơn vị, cơ quan hoặc địa phương để xảy ra những việc bê bối, tham nhũng thì người phụ trách các đơn vị đó chẳng hề hấn gì.

Truy cứu trách nhiệm ảnh 1

Hoặc, tại Cần Thơ cả Giám đốc và Phó giám đốc Sở Xây dựng đều bị kỷ luật vì để xảy ra vụ hối lộ hàng tỷ đồng các Thanh tra Giao thông, lĩnh vực mà các ông này phụ trách. Hoặc nữa, tại Cà Mau, một vị nguyên Chánh tòa Dân sự phải hầu tòa với tội danh “Lừa đảo…”, hành vi của ông là “chạy án” bất thành, không ai tố cáo cả nhưng khi bị phát hiện thì vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự. May mắn cho ông là chỉ bị tù treo!

Trên thực tế, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật xảy ra một cách công khai, kéo dài thế nhưng những người có trách nhiệm quản lý lĩnh vực mà để xảy ra vi phạm thì vẫn vô can. Chẳng hạn, nạn “xe dù, bến cóc” tràn lan, ngang nhiên “trấn lột” khách, doanh nghiệp muốn làm ăn yên ổn phải dựa vào sự “bảo kê” của lượng “xã hội đen”, thực phẩm bẩn tràn lan, khai thác khoáng sản không phép, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

Ai cũng biết các hành vi vi phạm pháp luật này phải có thế lực “chống lưng” thì mới tồn tại và hoành hành được, tuy nhiên, hội chứng “không biết” khá phổ biến trong các cán bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn thuộc sự quản lý của mình và chính quyền địa phương. Dẫn chứng gần đây nhất, một cán bộ thú y ở Quảng Bình xác nhận 4 con lợn chân lở loét, mũi mưng mủ, miệng sùi bọt mép, đứng không vững,… là “lợn trong tình trạng bình thường, chờ giết mổ. Động thái này làm ngay cả chủ lò mổ cũng bức xúc, người cán bộ thú y này đã thiếu trách nhiệm lại không có lương tâm, thứ thịt lợn ốm đó ăn vào sẽ ra sao?

Trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là phục vụ dân, hưởng những quyền lợi từ tiền thuế của dân mà lại vô trách nhiệm, thờ ơ với cuộc sống nhân dân, thậm chí lợi dụng quyền hạn được giao mà nhũng nhiễu, ăn tiền. Những người đó cần loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước sớm thì hệ thống công quyền mới vững mạnh được, để lâu, đến lúc truy cứu trách nhiệm hình sự thì đã quá muộn rồi, nân sách nhà nước cũng như niềm tin của nhân dân đã bị ăn rỗng!

Nay, mọi sự đã có thể đổi khác khi một loạt các cán bộ lãnh đạo bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những việc làm dưới quyền điều hành và trách nhiệm xảy ra trong quá khứ. Mới đây nhất là trường hợp một Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nghỉ hưu 4 năm nay, bị truy tố vì liên quan đến vụ thất thoát 9000 tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựng (vụ Phạm Công Danh).

Hoặc, tại Cần Thơ cả Giám đốc và Phó giám đốc Sở Xây dựng đều bị kỷ luật vì để xảy ra vụ hối lộ hàng tỷ đồng các Thanh tra Giao thông, lĩnh vực mà các ông này phụ trách. Hoặc nữa, tại Cà Mau, một vị nguyên Chánh tòa Dân sự phải hầu tòa với tội danh “Lừa đảo…”, hành vi của ông là “chạy án” bất thành, không ai tố cáo cả nhưng khi bị phát hiện thì vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự. May mắn cho ông là chỉ bị tù treo!

Trên thực tế, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật xảy ra một cách công khai, kéo dài thế nhưng những người có trách nhiệm quản lý lĩnh vực mà để xảy ra vi phạm thì vẫn vô can. Chẳng hạn, nạn “xe dù, bến cóc” tràn lan, ngang nhiên “trấn lột” khách, doanh nghiệp muốn làm ăn yên ổn phải dựa vào sự “bảo kê” của lượng “xã hội đen”, thực phẩm bẩn tràn lan, khai thác khoáng sản không phép, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

Ai cũng biết các hành vi vi phạm pháp luật này phải có thế lực “chống lưng” thì mới tồn tại và hoành hành được, tuy nhiên, hội chứng “không biết” khá phổ biến trong các cán bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn thuộc sự quản lý của mình và chính quyền địa phương. Dẫn chứng gần đây nhất, một cán bộ thú y ở Quảng Bình xác nhận 4 con lợn chân lở loét, mũi mưng mủ, miệng sùi bọt mép, đứng không vững,… là “lợn trong tình trạng bình thường, chờ giết mổ. Động thái này làm ngay cả chủ lò mổ cũng bức xúc, người cán bộ thú y này đã thiếu trách nhiệm lại không có lương tâm, thứ thịt lợn ốm đó ăn vào sẽ ra sao?

Trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là phục vụ dân, hưởng những quyền lợi từ tiền thuế của dân mà lại vô trách nhiệm, thờ ơ với cuộc sống nhân dân, thậm chí lợi dụng quyền hạn được giao mà nhũng nhiễu, ăn tiền. Những người đó cần loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước sớm thì hệ thống công quyền mới vững mạnh được, để lâu, đến lúc truy cứu trách nhiệm hình sự thì đã quá muộn rồi, nân sách nhà nước cũng như niềm tin của nhân dân đã bị ăn rỗng!

Theo phapluatplus.vn

Từ Khoá

BẢN DESKTOP