Khám phá

Trương Công Giai – tài đức vẹn toàn

Trương Công Giai – tài đức vẹn toàn. T

Thượng thư Trương Công Giai.

20 tuổi đỗ tiến sĩ

Trương Công Giai sinh ngày 19/11/1665 tại sở Thiên Kiện (nay là xã Thanh Tâm, Thanh Liêm, Hà Nam); đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Sửu (1685), niên hiệu Chính Hòa thứ sáu, đời Lê Hy Tông khi 20 tuổi; tên ông đứng thứ nhất và là một trong 13 người đỗ Tiến sĩ dưới 22 tuổi của nước ta; làm quan đến Công bộ Thượng thư kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu, tước Lỵ Quận công, khi mất được tặng hàm Thiếu bảo.

Gia phả dòng họ Trương cho biết, họ Trương lập nghiệp ở vùng đất Thanh Liêm, Hà Nam từ khoảng thế kỷ thứ 15. Khởi tổ của dòng họ Trương là cụ Trương Công Tào, vốn là người Bắc, sang nước Nam lập nghiệp. Vùng đất cụ Trương Công Tào khai phá ban đầu gọi là sở Thiên Kiện, sau mới đổi thành xã.

Tương truyền vùng đất này là nơi tụ hội linh khí của trời đất, là đất “địa linh nhân kiệt”, do đó, cụ Trương Công Tào đã định cư tại đây. Sinh thời, cụ thường giữ đạo, làm điều nghĩa, tích công, giúp của và nhân đức, để lại cho con cháu muôn đời. Từ cụ khởi tổ Trương Công Tào đến Trương Công Giai tổng cộng là 9 đời. Tất cả đều làm ăn sinh sống ở Thiên Kiện và dần dần trở thành một dòng họ lớn trong vùng.

Ông nội Trương Công Giai là Trương Chí Tín (1588 – 1673) làm quan tri huyện Thanh Liêm, kiêm thêm nghề thuốc. Cụ là người nhân hậu, tài cao đức rộng, tính tình nhã nhặn, chất phác, có lòng hiếu thiện, được tiếng khen là người hiền, tinh ở pháp môn, thông ở thiền giáo, trừ tà và giỏi xem tướng số…

Đương thời nhiều người chịu ơn cụ. Cụ chỉ lo việc yên dân, không cầu danh lợi, trị bệnh theo kinh sách chính thống của nhà y, cốt ở việc chữa bệnh cho dân. Những người nghèo khó thì giúp họ là chính.

Thân phụ Trương Công Giai là Trương Chí Tường, tiếp tục nối nghiệp nghề thuốc của cha. Cụ là người thông minh, sáng dạ, ngay từ nhỏ đã nắm vững các loại thuốc cứu người và nhanh chóng trở thành một danh y. Nghề y của cụ đã cứu giúp dân trong vùng, tiếng khắp gần xa.

Đứng đầu cung vua phủ chúa

Theo các giai thoại còn lưu truyền đến ngày nay, Trương Công Giai lúc nhỏ được gọi là thần đồng bởi học tài, thông kinh thấu chữ, ứng xử tài hoa, lại được người cha là một danh y nổi tiếng dạy bảo, cho học hành chu tất. Vốn là cậu bé hiền lành thông minh nhạy cảm nên không cứ thượng quan hay thứ dân, ai hỏi gì đều lễ phép, đáp lời trôi chảy khiến ai cũng dễ hiểu và tin yêu.

Trương Công Giai ra đời trong hoàn cảnh nhà Lê đã giành lại ngôi báu từ nhà Mạc và nhập triều chính lúc vua Lê Hy Tông lên ngôi được 10 năm, chúa Trịnh đã tại vị được 3 năm. Những cuộc giao tranh giữa họ Trịnh và họ Mạc đã đến lúc kết thúc.

Ban đầu Trương Công Giai được vua Lê Hy Tông giao cho chức Bồi tụng Hình bộ Thượng thư (giúp việc điều phối hoạt động chung của cung vua và phủ chúa).

Ở chức này một năm, ông đã được chúa Trịnh Căn khen ngợi tấu với vua tăng tiến lên chức Phụng quản Tiệp cơ (đứng đầu cung vua, phủ chúa điều hành lực lượng quân cơ), tước Nhập thị kinh diên (võ quan có công lao với triều đình), chức quyền lễ bội sự (quyền giải quyết mọi việc sự vụ của bộ Lễ), chức Thượng thư kiêm Quốc Tử Giám tế tửu (Hiệu trưởng Quốc Tử Giám), tước lỵ Quận công (người ngoài tộc có nhiều vinh hạnh lớn tương đương với chức quốc công của người nội tộc).

(còn nữa)

 Nguyễn Bảo Nam

BẢN DESKTOP