Dinh dưỡng

Trứng gà cực bổ dưỡng nhưng tuyệt đối tránh xa nếu có những dấu hiệu này

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Trứng gà là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên ăn trứng nếu phát hiện những dấu hiệu dưới đây để tránh "tiền mất tật mang".

Trứng gà là một thực phẩm rất bổ dưỡng, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo ra những món ăn hấp dẫn, cũng không cần mất quá nhiều thời gian để chế biến.

Trứng nổi lên khi ngâm trong nước

Trứng nổi lên khi ngâm trong nước là dấu hiệu cho thấy trứng đã cũ và không còn tươi ngon, thậm chí có thể đã hỏng. Bên trong mỗi quả trứng có một túi khí nhỏ. Khi trứng cũ đi, túi khí này sẽ lớn dần do nước trong trứng bốc hơi qua vỏ. Túi khí càng lớn, trứng càng nhẹ và dễ nổi lên trên mặt nước.

Ngoài ra, khi trứng bị hỏng, vi khuẩn sẽ phân hủy các chất bên trong trứng, tạo ra khí gas như hydro sunfua (H2S). Khí gas này tích tụ trong trứng, làm cho trứng nhẹ hơn và nổi lên.

Trứng gà có lòng trắng loãng, chảy

Trứng tươi có lòng trắng đặc, đàn hồi và quánh lại xung quanh lòng đỏ. Khi trứng cũ đi, protein trong lòng trắng bị phân hủy, khiến lòng trắng trở nên loãng và chảy nước. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng và ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Đặc biệt, lòng trắng trứng đóng vai trò như một lớp bảo vệ tự nhiên cho lòng đỏ. Khi lòng trắng loãng đi, khả năng bảo vệ này giảm xuống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong trứng, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella. Ăn trứng có lòng trắng loãng, chảy và nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, sốt...

Trứng gà có vỏ bị vỡ

Khi phát hiện trứng gà có dấu hiệu bị nứt, bị vỡ vỏ thì nên loại bỏ ngay, tuyệt đối không ăn. Theo CDC Hoa Kỳ, vỏ trứng gà có thể chứa vi khuẩn Salmonella - loại vi khuẩn gây ngộ độc, thậm chí là tử vong khi xâm nhập vào cơ thể.

Do đó, khi vỏ bị nứt, vỡ, phần trứng có thể sẽ nhiễm loại vi khuẩn này và rất nguy hại khi ăn phải. Thậm chí bạn cũng không nên tiếp tục bảo quản chúng trong tủ lạnh vì vi khuẩn có thể sẽ xâm nhập sang các quả trứng khác.

Trứng có mùi lạ

Mùi lạ thường xuất phát từ sự phát triển của vi khuẩn bên trong trứng. Các loại vi khuẩn như Salmonella, Pseudomonas, Proteus và các loại nấm mốc có thể xâm nhập vào trứng qua vỏ bị nứt hoặc lỗ nhỏ trên vỏ. Khi vi khuẩn phân hủy protein trong trứng, chúng tạo ra các hợp chất có mùi hôi như hydrogen sulfide (mùi trứng thối), amoniac (mùi khai) hoặc mùi mốc.

Như vậy, trứng là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần được lựa chọn và bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng trứng trong vòng 2 tuần sau khi mua để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Không nên ăn trứng sống hoặc tái chín vì có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy.

Những người không nên ăn trứng

Bệnh tiểu đường

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn.

Người đang sốt

Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

Người mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy rằng, những người có tiền sử bệnh tim mạch nếu thường xuyên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên, thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.

Người mắc bệnh sỏi mật

Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa.

Người bị tiêu chảy

Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng cần kiêng kỵ trứng vì đây thực phẩm giàu đạm và chất béo, người bệnh ăn vào sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Người bị bệnh gan

Trứng vịt và lòng đỏ trứng gà là thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao.

Theo phân tích, trong 100g trứng vịt có chứa 14,7g mỡ, còn chất protein chỉ có 13g, lượng cholesterol là 634mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cao tới 1522mg.

Chúng đều tiến hành trao đổi chất trong gan, kết quả càng tăng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan, vì vậy người viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn.

Người cơ địa dị ứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP