Khám phá

Trà xanh không hoàn toàn tốt như mọi người vẫn nghĩ

Trà xanh không hoàn toàn tốt như mọi người vẫn nghĩ. Uống trà xanh cũng có thể có một số tác dụng phụ trên cơ thể mà ít người biết tới.

Vấn đề dạ dày: Mặc dù trà xanh có một lượng nhỏ chất caffein nhưng vẫn có thể gây ra những vấn đề về dạ dày. Đó là do hàm lượng caffein có thể làm tăng acid trong dạ dày của bạn, gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Tác dụng phụ có thể là đau hoặc buồn nôn.

Nhức đầu: Trà xanh có thể gây nhức đầu nhẹ đến nặng do hàm lượng caffeine. Nó cũng có thể gây chóng mặt cho những người đau đầu mãn tính.

Mất ngủ: Trà xanh là hoàn toàn không phải là thức uống tốt trước khi đi ngủ. Nó có thể kích thích hệ thần kinh và có thể giúp bạn tỉnh táo vào ban đêm, gây mất ngủ. Hàm lượng caffeine trong trà xanh có thể ngăn chặn các hóa chất gây ngủ trong não và tăng tốc độ sản xuất adrenalin.

Thiếu sắt: Theo một nghiên cứu nổi tiếng, uống quá nhiều trà xanh có thể gây thiếu máu. Nó cũng làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm bạn ăn. Nó chứa tannin và polyphenol ngăn chặn sự hấp thu sắt bằng cách gắn vào sắt, làm cho cơ thể thiếu sắt.

Nhịp tim không đều: Hàm lượng caffein trong trà xanh có thể đẩy nhanh nhịp tim của bạn và gây ra nhịp tim bất thường. Điều này cũng có thể dẫn đến đau ngực và sự thay đổi đột ngột của nhịp tim bình thường có thể gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Sự co thắt cơ: Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến co thắt cơ và co giật. Đó là bởi vì caffein có liên quan đến hội chứng chân không ngừng nghỉ, làm cơ bắp xương co lại và gây co thắt cơ ở chân.

Tiêu chảy: Caffeine có tác dụng nhuận tràng, khi tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn chưa quen uống trà xanh, nó cũng có thể gây tiêu chảy. Vì vậy, uống trà xanh với một lượng vừa phải và không uống nó khi đói.

Nôn mửa: Một nghiên cứu của Ấn Độ cho thấy các polyphenol trong trà xanh có thể gây stress oxy hóa. Và nếu bạn uống quá nhiều trà xanh, nó có thể gây nôn và buồn nôn. Bạn chỉ nên uống trà xanh từ 300 đến 400 mg mỗi ngày.

Ợ nóng: Trà xanh có tính axit tự nhiên, có thể gây kích thích lớp lót thực quản, gây ợ nóng.

Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh dùng trà xanh vì nó có thể cản trở kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng không nên uống trà xanh, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến mức insulin của bạn.

Loãng xương: Hàm lượng caffeine trong trà xanh ức chế sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Uống quá nhiều trà xanh có thể làm tăng tỷ lệ bài tiết canxi, có thể dẫn đến các bệnh về xương như loãng xương.

Lan Tường (tổng hợp)

BẢN DESKTOP