<p>Một trong những nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ là do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp khó khăn…</p> <p><strong>Khi dự án nằm ‘chờ đất’ </strong></p> <p>Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào vận hành vào năm 2020. Nhưng đến nay, dự án này bị đội vốn và chỉ mới hoàn thành hơn 80% khối lượng. Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương triển khai đã 10 năm, đến nay chưa có mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư. Điều này dẫn đến dự án bị đội vốn, ảnh hưởng đến hợp đồng tài trợ vốn của nhà tài trợ. Lãnh đạo thành phố hạ quyết tâm đến tháng 6/2020 sẽ hoàn thành GPMB toàn bộ dự án.</p> <p>Dự án đường Vành đai 3 được kỳ vọng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hạ tầng khu vực xung quanh TPHCM, đồng thời giải tỏa áp lực cho giao thông nội đô. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án này từ năm 2011 và điều chỉnh vào năm 2013. Tuy nhiên, do vướng GPMB và huy động vốn, đến nay dự án đường Vành đai 3 TPHCM vẫn chưa được triển khai.</p> <p>Được biết, TPHCM đang xem xét khung chính sách GPMB và đã hoàn thành bản đồ thu hồi đất, đang hoàn tất các thủ tục chi trả cho các hộ dân, dự kiến bàn giao mặt bằng trong năm 2020.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/19/tuyen-metro-so-2-ben-thanh-tham-luong-sau-10-nam-trien-khai-den-nay-tp-van-chua-co-mat-bang-de-ban-giao-cho-nha-dau-tu.-anh-minh-hoa-.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương sau 10 năm triển khai, đến nay vẫn chưa có mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư. Ảnh: minh họa</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo thông tin từ Sở TNMT TPHCM, hiện tại, trên địa bàn đang triển khai và chuẩn bị triển khai nhiều dự án lớn, nhu cầu sử dụng đất lên tới hàng nghìn ha. Chẳng hạn như Đường vành đai 3, đường cao tốc TPHCM - Tây Ninh; tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương; các dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng khu đô thị mới có quy mô lớn tại Củ Chi, Hóc Môn…</p> <p>Tuy nhiên, khá nhiều dự án bị đình trệ, chậm tiến độ do thiếu mặt bằng. Do đó, yêu cầu đặt ra là công tác bồi thường, GPMB tại TPHCM đang cần có những thay đổi về chất.</p> <p><strong>Kỳ vọng vào cơ chế đặc thù</strong></p> <p>Ngày 9/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP, cho phép UBND TPHCM áp dụng thí điểm cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian GPMB... Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tháo được các nút thắt lâu nay đang tác động tiêu cực tới các dự án đầu tư vì lợi ích công cộng trên địa bàn TPHCM.</p> <p>Theo đó, Chính phủ giao UBND TPHCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất vào đầu kỳ hàng năm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, lấy ý kiến người dân có đất thu hồi. Tuy nhiên, UBND TPHCM sẽ quyết định giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm nhà nước quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Đất đai 2013.</p> <p>UBND TPHCM có trách nhiệm ban hành quy chế phối hợp thực hiện trong việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng trên địa bàn, đảm bảo công khai, minh bạch nhằm rút ngắn thời gian thực hiện.</p> <p>Theo UBND TPHCM, cơ chế, quy trình đặc thù sẽ rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố được xác định trong ba khung thời gian. Thứ nhất, tối đa 240 ngày kể từ ngày ban hành thông báo thu hồi đất để hoàn thành việc ban hành 5 loại quyết định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.</p> <p>Thứ hai, tối đa 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để hoàn thành chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thứ ba, tối đa là hoàn thành việc thu hồi đất và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Nếu 100% số người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng, sớm nhất là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất.</p> <p>Nếu có dưới năm trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất, thì sớm nhất là 60 ngày và chậm nhất là 120 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất hoặc gửi tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước. Nếu có hơn năm trường hợp, phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất thì sớm nhất là 120 ngày và chậm nhất là 180 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất hoặc gửi tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.</p> <p>Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, Nghị quyết 27 của Chính phủ sẽ có tác động tích cực đối với các dự án nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách, những dự án PPP, dự án chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị mới (nhà tái định cư, nhà ở xã hội theo quy hoạch của nhà nước), khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu chế xuất...</p> <p>Ông Châu cho rằng: “Nếu như trước đây, các dự án thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đúng theo luật là 200 ngày, nhưng trên thực tế đều kéo dài hơn rất nhiều. Việc cho TP áp dụng cơ chế “đặc thù” sẽ giúp rút ngắn thời gian xuống còn khoảng 100 ngày”.</p> <p>Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TNMT TPHCM, theo quy định pháp luật, nội dung về giá đất hết sức quan trọng bởi giá đất sẽ được đưa vào phương án bồi thường. Trong cơ chế đặc thù, TPHCM xin Chính phủ cho phép xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất vào đầu mỗi năm và công bố công khai. Người dân sẽ sớm tiếp cận các hệ số đó.</p> <p>“Đến bước duyệt phương án bồi thường gần như chỉ cần điều chỉnh lại và đưa hệ số đó vào phương án bồi thường để tổ chức thực hiện, như vậy sẽ rất nhanh so với trước” - ông Nguyễn Toàn Thắng nhận định.</p> <div> <blockquote> <p>Trung bình mỗi năm TPHCM có khoảng 700 dự án mới, tương ứng số hồ sơ cần thẩm định giá đất để bồi thường, giải tỏa rất lớn. Nếu chỉ có một nơi duy nhất để thực hiện là Sở TN-MT sẽ dẫn đến quá tải, khiến thời gian giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa kéo dài.</p> <p>Có cơ chế đặc thù này, ước tính sẽ rút ngắn quy trình bồi thường - giải tỏa - tái định cư xuống rất nhiều.</p> </blockquote> </div>
TPHCM: Kỳ vọng cơ chế đặc thù tháo “nút thắt” khâu giải phóng mặt bằng
(khoahocdoisong.vn) - TPHCM dự kiến triển khai xây dựng 172 dự án giao thông với tổng mức đầu tư khoảng 320.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, hiện nhiều dự án trọng điểm của thành phố đã bị trễ tiến độ khiến mục tiêu này khó đạt được.
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh long rớt giá sâu, chỉ còn 2.000 đồng/kg
-
Cháo tươi TH true FOOD: Kợp khẩu vị trẻ em, ngon như mẹ nấu tại nhà
-
Vì sao dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại trong năm 2024?
-
Cựu Phó Chủ tịch Sông Đà 11 muốn thoái hết vốn SJE
-
Vi phạm công bố thông tin, Công ty In Hospitality bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng