Dinh dưỡng

Top 7 thực phẩm giúp đào thải axit uric khỏi cơ thể

  • Tác giả : Thu Giang (T/H)
Tăng acid uric là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gout, vậy ăn gì để đào thải acid uric?

Chỉ số axit uric là gì?

Axit uric được biết đến là hợp chất đa vòng của cacbon, oxi, hidro và nito. Đây là hợp chất có công thức C5H4N4O3 và được tạo nên trong máu thông qua quá trình thoái hóa các nhân purin. Sau đó, chúng tan trong máu rồi được chuyển hóa qua thận và đào thải ra ngoài bằng nước tiểu.

Chỉ số này là một trong các tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh gout cho một người. Chỉ số này phản ánh rõ ràng mức độ bệnh của từng người, đi cùng với những dấu hiệu lâm sàng khác để xác định tình trạng bệnh.

Ăn gì để đào thải axit uric?

Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Ăn rau gì để giảm axit uric thì nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi... rất tốt cho những ai đang bị axit uric tăng cao. Bạn có thể sử dụng bằng cách ăn trực tiếp, hoặc ép lấy nước pha uống với nước ấm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khuyến cáo chỉ nên uống khoảng 2 - 3 lần/ngày và với những loại quả chua như bưởi, chanh, hãy sử dụng khi bụng còn no, vì việc dùng lúc đói có thể dẫn đến nguy cơ bị đau dạ dày.

Bí đao

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chức năng chủ yếu của bí đao là giải độc và thanh nhiệt, ngoài ra cũng có thể tăng cường chức năng lọc thận cho cơ thể bạn. Nếu bạn muốn đào thải axit uric ra ngoài sớm thì bạn không nên bỏ qua bí đao. Ngoài ra, loại thực phẩm này rất ít calo, do đó nếu ăn thường xuyên sẽ không dẫn đến tích lũy quá nhiều mỡ trong cơ thể.

Dầu ô liu

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dầu ô liu là một trong các loại thực phẩm tuyệt vời có tác dụng giúp điều hòa nồng độ axit uric trong cơ thể trở về mức an toàn. Không những vậy, thực phẩm này cũng có tác dụng chống viêm làm giảm sưng cực tốt. Có thể sử dụng bằng cách nấu cùng với thực phẩm hoặc hầm với rau xanh, thịt...

Bắp cải giúp hạ axit uric

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bệnh gout nên thường xuyên ăn loại thực phẩm này sẽ giúp đả thông kinh mạch, bổ máu và cải thiện chức năng thận.

Nho

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nho có tác dụng bổ thận, lợi tiểu và gần như không chứa purin. Những người bị mắc bệnh gout nên ăn nho nhiều sẽ tăng tính kiềm trong cơ thể và đẩy lùi axit uric thừa ra ngoài. Song song đó, nho cũng giúp tăng mật độ xương và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Táo giúp giảm axit uric

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Táo rất giàu axit malic – thành phần có khả năng hòa tan axit uric và giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Chuyên gia khuyến cáo, người có axit uric cao và mắc bệnh gout cần ăn 1 quả táo mỗi ngày sau bữa ăn.

Cần tây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cần tây có hàm lượng vitamin khá cao, ngoài ra nó cũng là một loại thực phẩm có tính kiềm, ăn nhiều cần tây có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể đến một mức độ nhất định. Cần tây cũng là một loại rau có chất xơ ở lượng vừa đủ, nó có thể hút các chất thải, độc tố trong mạch máu.

Thu Giang (T/H)

BẢN DESKTOP