Thế giới hoang dã đã từng ghi nhận nhiều trường hợp động vật hung bạo dám săn đuổi và giết hại con người… Dưới đây là 5 trường hợp quái thú tấn công người đáng sợ nhất từng được ghi lại trong lịch sử.
|
1. Sư tử Njombe. Đây có thể coi là vụ quái thú ăn thịt người kinh hoàng nhất lịch sử. Truyền thuyết kể rằng, đàn sư tử 15 con ở Tanzania bị một pháp sư thuộc bộ tộc địa phương có tên Matamula Mangera kiểm soát. Ông ta ra lệnh cho những con sư tử tấn công chính bộ tộc của mình để trả thù. |
|
Theo một số tài liệu chép lại, đầu những năm 1930, chính quyền thực dân Anh vì muốn diệt trừ các loài động vật hoang dã nhiễm virus dịch tả, đã tập hợp đội quân sư tử Njombe khát máu. |
|
Đến khi nguồn thức ăn khan hiếm, những con sư tử này quay sang tấn công người dân địa phương. Thống kê của National Geographic cho biết, hơn 1.500 người đã bị đàn sư tử này giết hại trong 15 năm. |
|
2. Tom hai ngón. Biệt danh Người dân địa phương đã đặt cho nó biệt danh “hai ngón” vì dấu chân đặc biệt của nó. Người ta đồn rằng nó bị mất hai ngón chân khi mắc bẫy nên nó mới có dấu chân đặc trưng như vậy. |
|
Con cá sấu này trở nên khét tiếng vì liên tục săn lùng bò, la và đáng sợ nhất là con người. Nó tấn công rất nhiều phụ nữ khi họ giặt quần áo bên bờ sông. Họ là nạn nhân dễ dàng, giống như động vật uống nước. |
|
3. Gấu quỷ Kesagake. Vào buổi sáng giữa tháng 11 năm 1915, một con gấu nâu to lớn xuất hiện gần nhà của gia đình Ikeda ở Sankebetsu, cách bờ biển phía tây Hokkaido 30 km. Cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã làm con ngựa hoảng loạn, gấu nâu cũng tương tự và nó đã bỏ chạy sau khi lấy trộm được 1 ít ngô. |
|
Đến 20 tháng 11 năm 1915, con gấu đó lại xuất hiện. Lo lắng về sự an toàn của gia đình và cả đàn ngựa, Ikeda cùng con thứ hai của mình, Kametaro, và hai người bạn cùng làng lên kế hoạch đi săn gấu, họ muốn giết chết nó để ngăn ngừa hậu họa. Cuộc đi săn không thành công giết chết nhưng đã khiến con gấu bị thương nặng. |
|
Sau đó là chuỗi 6 ngày "địa ngục trần gian" của người dân Sankebetsu khi con gấu quay lại trả thù. Nó đã giết chết 6 người một cách tàn bạo, trong đó có 4 trẻ em và 2 phụ nữ. |
|
4. Cá mập New Jersey. Các vụ tấn công đã diễn ra trong một đợt đại dịch viêm tủy xám và đợt nóng mùa hè khó chịu ở Đông Bắc Hoa Kỳ. Điều này đã khiến hàng ngàn người đổ xô ra các khu nghỉ mát của vùng Jersey Shore. |
|
Do đó, một loạt các vụ tấn công của cá mập dọc theo bờ biển của bang New Jersey trong khoảng thời gian ngày 1 tháng 7 và ngày 12 tháng 7 năm 1916 đã làm bốn người chết và một người bị thương. |
|
Các vụ cá mập tấn công ở Jersey Shore lập tức đã đi vào văn hóa phổ thông Mỹ, nơi cá mập trở thành đại diện cho mối nguy hiểm của các bức biếm họa trong các bức tranh biếm họa chính trị. Các cuộc tấn công đã truyền cảm hứng cho tiểu thuyết của Peter Benchley "Hàm cá mập" (1974). |
|
5. Báo hoa mai Panar. Một trong những giả thuyết cho rằng con báo này đã bị một thợ săn bắn nhưng may mắn sống sót. Tuy nhiên, khi vết thương lành, nó không không thể bắt động vật hoang dã được nữa. Từ đó nó săn con người để trả thù. |
|
Nó hoạt động chủ yếu ở tỉnh Panar, Ấn Độ, nơi nó đã giết chết tới 400 người. |