Gia đình mới

Tội buôn lậu động vật hoang dã

Trong giai đoạn 2014 – 2016, chỉ có khoảng 17,9% trên tổng số 156 vụ án hình sự có áp dụng mức hình phạt tù giam với các đối tượng phạm tội.

Hỏi: Buôn lậu động vật hoang dã quý hiếm từ nước khác về Việt Nam thì bị xử lý thế nào?

Lê Đức Anh (Hà Nội)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/toi-buon-ban-dong-vat-hoang-da1.jpg

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV: Vụ việc gần đây nhất là đối tượng Nguyễn Mậu Chiến cùng một số đối tượng khác với tang vật thu giữ khoảng 36kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh, ngà voi, da sư tử và một số sản phẩm chế tác từ ngà voi đã bị khởi tố với hai tội danh: Tội tàng trữ hàng cấm và Tội vận chuyển hàng cấm.

Theo một nghiên cứu gần đây của ENV trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập được từ năm 2010 về các vụ án buôn lậu và buôn bán lớn động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm, số lượng đối tượng chịu án phạt tù giam trong những vụ án này tương đối thấp.

Nếu tính riêng kết quả xử lý các vụ buôn lậu và buôn bán lớn ĐVHD trong giai đoạn 2014 – 2016, chỉ có khoảng 17,9% trên tổng số 156 vụ án hình sự mà ENV xác định được kết quả xử lý, có áp dụng mức hình phạt tù giam với các đối tượng phạm tội.

Thay vì phải chịu hình phạt thích đáng và có tính răn đe cao nhất là hình phạt tù giam, nhiều đối tượng phạm tội trong các vụ án nói trên (ngay cả khi vận chuyển 31 chiếc sừng tê giác) cũng chỉ phải chịu mức án “tù treo”, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền.

PV (ghi)

BẢN DESKTOP