Khám phá

Tín hiệu vô tuyến từ ngôi sao cổ lọt tầm ngắm

Một tín hiệu từ ngôi sao đầu tiên xuất hiện trong vũ trụ sơ khai được phát hiện bởi các nhà thiên văn sử dụng một ăng-ten vô tuyến lớn. Theo nghiên cứu, mặt trời cổ có thể đã hoạt động trong vòng 180 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Nguồn ảnh: Phys.

Khám phá về ngôi sao cổ này được thực hiện thông qua dự án Thử nghiệm Phát hiện EoR toàn cầu (Epoch of Reionization) (EDGES).

Nhà phát minh dẫn đầu của dự án Judd Bowman của Đại học Arizona ở Mỹ cho biết: “Việc tìm ra tín hiệu sao nhỏ bé này đã mở ra một cửa sổ mới cho lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ sơ khai”.

Bowman cho biết: “Kính thiên văn không thể nhìn thấy đủ trực tiếp hình ảnh các ngôi sao cổ xưa, nhưng nó đã nhận diện thấy sóng vô tuyến từ các sao này từ không gian”.

Các mô hình của vũ trụ sơ khai cho thấy rằng các ngôi sao nhỏ như vậy có khối lượng lớn, màu xanh và bước sóng ngắn, hoạt động tiềm ẩn trên nền vi sóng vũ trụ (CMB).

Các nhà nghiên cứu thiết lập ăng-ten EDGES trên sa mạc để loại bỏ tiếng ồn radio càng nhiều càng tốt, chọn một địa điểm bị cô lập tại Đài quan sát thiên văn vô tuyến Murchison ở Úc, do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) tổ chức.

Một khi tín hiệu xuất hiện trong dữ liệu của họ, các nhà thiên văn đã bắt đầu một quá trình dài hơn một năm để kiểm tra lại những phát hiện của họ, loại trừ các nguồn tiềm năng can thiệp vô tuyến để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Huỳnh Dũng

(theo Phys, Kiến Thức)

Từ Khoá

BẢN DESKTOP