Khám phá

Tia X cực mạnh có thể khử sự sống trên các hành tinh

Nghiên cứu mới được trình bày tại EWASS 2018: Tuần lễ Thiên văn học và Khoa học Vũ trụ châu Âu ở Anh cho hay, tia X cực mạnh từ các ngôi sao có thể tách lớp ozone của các hành tinh ngoại lai.

Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà thiên văn học ước tính hiện có khoảng 4.000 hành tinh ngoại lai, quay quanh các ngôi sao khác. Một vài trong số đó có kích cỡ Trái Đất và nằm trong các vùng sinh sống có nhiệt độ tương đối phù hợp.

Tuy nhiên, nhiều ứng cử viên hành tinh có kích cỡ Trái Đất đang ở quanh sao lùn đỏ, nhỏ và mát hơn nhiều so với chúng ta.

Để ở trong vùng sinh sống, các hành tinh này cần phải gần gũi hơn với ngôi sao chủ lùn đỏ. Nhưng vấn đề là các sao lùn có thể phát ra tia X đáng kể và thường có những tia phóng xạ lớn, phun trào các hạt trong sự phóng xạ khối lượng cảm quan (CME).

TS Eike Guenther thuộc Đài Quan sát Thueringer ở Đức và các đồng nghiệp đang theo dõi chặt chẽ các ngôi sao khối lượng thấp có thể phát ra tia X.

Vào tháng 2/2018, họ quan sát một vụ nổ khổng lồ từ một sao lùn đỏ tên là AD Leonis, nằm cách 16 năm ánh sáng trong chòm sao Leo.

Còn được gọi là Gliese 388, AD Leonis có một hành tinh khổng lồ cách nhau 3 triệu km và có thể các hành tinh có kích thước Trái Đất sẽ được tiếp tục là khu vực sinh sống tiềm năng trong tương lai tuy nhiên, có thể đang bị tia X từ các sao chủ đỏ hoặc sao lân cận khử sạch dần các điều kiện sự sống.

Các nhà thiên văn cho biết: “Các tia X sẽ xuyên qua bầu khí quyển và đi tới bề mặt của một hành tinh giống Trái Đất. Cuộc sống trên đất liền sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi một vụ nổ sao và chỉ có thể sống sót trong các đại dương ở trong các hành tinh lạ này”.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Từ Khoá

BẢN DESKTOP