Y học và đời sống

Thuốc Nam trị viêm mũi

  • Tác giả : Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)
(khoahocdoisong.vn) - Niêm mạc mũi thường xuyên bị nhiều yếu tố tác động gây viêm. Bệnh thường diễn tiến từ 5 - 7 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, cơ thể suy nhược, vi khuẩn bội nhiễm, quá trình viêm có thể kéo dài và lan ra đường hô hấp, gây nên các biến chứng nặng nề hơn như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa...

Biểu hiện của viêm mũi là người mệt mỏi, sốt nhẹ, ớn lạnh, nhức đầu và ăn uống kém. Cảm giác cay nóng và ngứa ở mũi. Xuất hiện chứng nghẹt mũi, ở cả hai mũi hay một bên, nghẹt mũi thường xảy ra vào ban đêm nên người bệnh phải thở bằng miệng. Chảy nước mũi, thường chảy hai bên, lúc đầu dịch trong sau đó dịch nhầy, có thể thành mủ. Nếu xì mạnh thường có lẫn máu tươi. Dấu hiệu ngửi kém hay mất ngửi. 

Bệnh thường diễn tiến từ 5 - 7 ngày rồi lui bệnh và tự khỏi. Tuy nhiên, cơ thể suy nhược, đặc biệt ở trẻ em, vi khuẩn bội nhiễm, quá trình viêm có thể kéo dài và lan ra đường hô hấp, gây nên các biến chứng nặng nề hơn như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa.

Y học cổ truyền thường dùng thuốc Nam để trị viêm mũi như sau:

Nhỏ nước hành tây: 200g hành tây, rửa sạch, bỏ vào cối đá, cho thêm 1 thìa nước sôi rồi giã nát, nhỏ mũi ngày 3 lần. Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã nát, nhét vào mũi, sẽ thông rất nhanh.

Thổi thuốc bột hoắc hương: Mật heo và bột hoắc hương rang lên, hít hoặc thổi thuốc vào mũi.

Thổi bồ kết: Bồ kết tán bột, thổi vào mũi ngày vài lần.

Thổi hoa mộc lan: Hoa mộc lan 30g sấy khô, tán bột, đựng trong bình kín, thổi vào mũi ngày 3 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày.

Nhỏ nước rễ hẹ: Cửu căn (rễ cây hẹ), giã lấy nước, để lắng, nhỏ vào mũi ngày 2 lần.

Thuốc từ hành lá + bạc hà: Hành lá 7 cây, dầu bạc hà và dầu glycerin mỗi thứ 1 giọt. Hành rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ, giã nát, lọc lấy nước rồi cho dầu vào. Đựng thuốc trong bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.

Nhét hành vào mũi:  Hành tươi giã nát bọc vào vải mỏng (compress) nhét vào lỗ mũi (sáng dùng phần củ, trưa dùng phần giữa, tối dùng phần còn lại).

Quấn mũi bằng thuốc: Thầu dầu 3 hạt, táo lớn gọt vỏ 15g, giã nát, dùng bông quấn thuốc cho vào lỗ mũi.

Bột gừng: Bột gừng trộn với mật ong nhét vào lỗ mũi.

Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

BẢN DESKTOP