Tư vấn

Thuê bao mạng 2G dễ bị nhận tin nhắn lừa đảo

  • Tác giả : Khánh Ly (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Có những trường hợp dù nhà mạng không gửi mà khách hàng vẫn nhận tin nhắn lừa đảo, là do điện thoại không được bảo mật hay do nhà mạng?

Theo KS Lê Tiến Giang, kỹ sư an toàn thông tin, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam: Mới đây, nhiều khách hàng nhận được tin nhắn rủ rê chơi cờ bạc, lô đề, trong khi nhà mạng không bao giờ gửi những tin nhắn kiểu như vậy. Lý do người nhận được tin nhắn đó là người dùng đã bị kết nối vào các trạm thu phát sóng (BTS) giả mạo. Rồi sau đó nhận được tin nhắn quấy nhiễu (spam) từ kẻ tấn công đang điều khiển cái BTS giả mạo đó. Hiện có nhiều phần mềm cho phép giả lập cột sóng như: OpenBTS; YateBTS; OsmoCom... Thiết bị sau khi được khởi động và chạy phần mềm thành công cũng đồng nghĩa với quá trình giả lập BTS hoàn thành. Việc tiếp theo cần làm là kết nối BTS giả mạo này với điện thoại của người dùng. Nghiên cứu cho thấy, sóng di động công nghệ 2G - 3G dễ bị kết nối tự động vào các BTS độc

Điều này được thực hiện theo cơ chế, mặc định, các thuê bao của người dùng sẽ sử dụng công nghệ mạng viễn thông di động theo thứ tự 4G -> 3G -> 2G. Nếu sóng của mạng này yếu quá, điện thoại sẽ tự động tìm sóng thấp hơn và cuối cùng là 2G. Với 2G, thuê bao sẽ tự động tìm trạm BTS gần nhất và vào, bất kể đó là thật hay giả. Đến đây, hacker sẽ chiếm quyền để gửi các tin nhắn giống như nhà mạng gửi cho khách hàng. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các nhà mạng ở Việt Nam thêm động lực bỏ hẳn công nghệ 2G. Từ đó góp phần giúp các thuê bao di động không kết nối với bất kỳ BTS 2G nào nữa. Đương nhiên, người dùng di động Việt Nam cũng bỏ qua được nỗi lo nhận tin nhắn từ BTS giả mạo. Một giải pháp được các chuyên gia đánh giá rất hay để giảm thiểu thiệt hại cho người dùng.

Khánh Ly (ghi)

BẢN DESKTOP