Dinh dưỡng

Thực phẩm giúp trẻ chậm tăng trưởng phát triển chiều cao

  • Tác giả : BS Nguyễn Thị Hằng Nga, BS Trần Thị Na
Cần đánh giá tình trạng bệnh lý dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng của trẻ để lựa chọn các loại sữa, thực phẩm phù hợp theo bệnh lý và tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi có những tiêu chuẩn chẩn đoán chậm tăng trưởng, khởi điểm là cân nặng và chiều cao không đủ tiêu chuẩn theo biểu đồ tăng trưởng.

Nếu trẻ tăng trưởng chủ yếu là do các nguyên nhân môi trường, cần chú trọng can thiệp vào các dịch vụ xã hội và giáo dục để cải thiện kỹ năng nuôi dạy con cái.

Khi sự thất bại trong tăng trưởng là do tương tác cho ăn kém, thì liệu pháp xoay quanh các thay đổi kiến thức và thực hành cho ăn của cha mẹ, đồng thời cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển.

Nếu sự đồng hóa các chất dinh dưỡng là vấn đề chính, trẻ có thể cần phải tránh các loại thực phẩm cụ thể và nhận các công thức dễ hấp thu hoặc các enzym thay thế, ngoài việc tăng lượng calo và chất dinh dưỡng cho cả sự phát triển và thay thế các chất bị mất đi.

Nếu chậm tăng trưởng do các vấn đề về chuyển hóa, thì trẻ có thể cần thức ăn công thức đặc biệt được điều chỉnh để đáp ứng các hạn chế về chức năng chuyển hóa và chức năng cơ quan cụ thể đồng thời nhận lại đủ calo và chất dinh dưỡng để đáp ứng tiềm năng phát triển và nhu cầu cụ thể của trẻ.

Thực phẩm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao

Thực phẩm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao

Thực phẩm nên dùng:

· Sữa và các sản phẩm của sữa có nhiều canxi, và một vài chất dinh dưỡng khác. Sữa nên uống 200ml -400ml /ngày nếu trẻ ăn đủ lượng thịt, cá. Nếu chưa ăn đủ thịt cá thì lượng sữa nên dùng là 300ml-500ml/ngày. Công thức sữa cao năng lượng rất hữu ích trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng, chất béo và giàu

· Thịt lợn, gà, cá, trứng ăn hàng ngày hoặc thường xuyên vì chúng cung cấp nhiều sắt, kẽm. Trường hợp nếu trẻ không nhận đủ lượng cá, thịt, sữa thì chế độ ăn đảm bảo đầy đủ đậu đỗ, gạo hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ protein. Nếu sữa trong chế độ ăn hàng ngày không đủ thì nên tìm nguồn thức ăn dồi dào canxi như đủ đủ, bí ngô, đậu xanh, cải bắp, cá cũng là nguồn thực phẩm có nhiều canxi.

· Thực phẩm nhiều vitamin A: sữa mẹ, gan, lòng đỏ trứng. Hoa quả như cam, đu đủ, xoài. Rau như cà rốt, bí ngô, cà chua. Các loại rau có màu xanh thẫm.

· Thức ăn nhiều kẽm: gan, lòng đỏ trứng, sò

· Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, xoài, chuối, dưa hấu, cà chua, súp lơ, rau xanh tuy nhiên khi nấu chín thức ăn thì vitamin C bị mất đi một ít.

· Canxi: có nhiều trong sữa và các chế phẩm của sữa, cá.

· Thực phẩm có nhiều vitamin B: gan, trứng, sữa, rau xanh, đậu đỗ.

B6: có nhiều trong thịt lợn, gà, cá, chuối, rau xanh, khoai tây

Folat: có nhiều trong cam, chanh, rau xanh.

Thực phẩm hạn chế:

· Không cho trẻ dùng các nước uống có giá trị dinh dưỡng thấp như nước ngọt công nghiệp, chè, soda .... Nước ép hoa quả dùng mức độ vừa phải không quá 240 ml/ngày nếu không trẻ quá no và không thể ăn những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

Lựa chọn sữa cho trẻ chậm tăng trưởng

Với trẻ đang bú mẹ cần bổ sung các yếu tố cần thiết cho bà mẹ và hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng cách để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua sữa mẹ.

Trẻ chậm tăng trưởng cần lựa chọn các loại sữa cao năng lượng phù hợp theo tuổi để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.

Lựa chọn sữa cho trẻ chậm tăng trưởng nên được các bác sỹ dinh dưỡng tư vấn cho phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của trẻ và bệnh lý trẻ mắc phải để vừa giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần vừa góp phần trong quá trình điều trị bệnh.

BS Nguyễn Thị Hằng Nga, BS Trần Thị Na (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương)

BS Nguyễn Thị Hằng Nga, BS Trần Thị Na

BẢN DESKTOP