Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu), hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, là tình trạng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL) và triglyceride (chất béo trung tính) tăng cao, trong khi cholesterol tốt (HDL) lại giảm. Nếu không được điều trị kịp thời, mỡ máu đọng lại thành động mạch gây xơ vữa động mạch, thậm chí mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, đột quỵ....
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc nhằm cân bằng lượng mỡ máu trong cơ thể, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
Táo, nho, dâu tây, trái cây họ cam quýt
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi, chanh... không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu. Những loại trái cây này giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp giảm LDL.
Các loại đậu giàu chất xơ hòa tan giúp giảm mỡ máu
Đậu đặc biệt giàu chất xơ hòa tan. Cơ thể cũng mất một thời gian để tiêu hóa giúp cảm thấy no lâu hơn sau bữa ăn. Đó là lý do tại sao đậu là thực phẩm hữu ích cho những người đang cố gắng giảm cân. Có rất nhiều lựa chọn từ đậu hải quân, đậu thận đến đậu lăng, đậu gà, đậu mắt đen,... và với nhiều cách chế biến, đậu là một loại thực phẩm rất đa năng.
Rau cần tây
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cần tây chứa hàm lượng calo rất thấp và rất ít (hầu như không có) chất béo, cholesterol. Nhưng cần tây lại chứa hầu hết thành phần dinh dưỡng: carbohydrate; protein; vitamin (A, B, C, E, K…); khoáng chất và giàu chất xơ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Một số chiết xuất trong cần tây như magnesium, butylphathalide, pthalides, sắt giúp kích thích tiết dịch mật tăng cường độ hoạt động để đào thải mỡ máu ra bên ngoài. Cần tây điều trị tốt cho bệnh đái tháo đường và giảm bớt các triệu chứng bệnh huyết áp.
Cá hồi, cá chép
Trong cá hồi hàm chứa phong phú axít béo không bão hòa, có thể giảm thấp mức triglycerides trong máu, đồng thời có thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trong các loại cá nước ngọt, cá chép cũng là loại thực phẩm được giới thiệu để giảm mỡ máu. Cá chép mặc dù có hàm lượng mỡ khá cao, nhưng đa phần là axit béo không bão hóa, có thể giúp bài trừ “rác rưởi” ở trong huyết quản, giảm thấp cholesterol.
Yến mạch
Hạt yến mạch được mệnh danh là “nữ hoàng ngũ cốc” với hàm lượng chất xơ cao; đầy đủ vitamin và không có cholesterol.
Ngoài ra, trong ngũ cốc có chứa Beta Glucan – một chất xơ hòa tan. Chất này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate. Đồng thời giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được liền mạch.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mức năng lượng mà yến mạch cung cấp là khá cao (389 kcal/100 g). Người bị mỡ máu không nên sử dụng quá nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mức tiêu thụ 20 đến 35 gram chất xơ là phù hợp. Hoặc ít nhất 5 – 10 gram chất xơ hòa tan trong hạt yến mạch mỗi ngày.
Tỏi
Giảm mỡ máu cao bằng tỏi là phương pháp đơn giản không thể bỏ qua. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất allicin sulfur có trong tỏi giúp phòng tránh tắc nghẽn mạch máu; làm chậm quá trình lão hóa; ức chế hấp thụ cholesterol qua màng ruột và đào thải qua đường nước tiểu.
Mỗi ngày, ăn từ 2-3 tép tỏi hoặc kết hợp với nước chanh, ngâm rượu, xay nhuyễn, sẽ làm tăng công dụng điều trị mỡ máu cao cho người bệnh.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên các chuyên gia cũng kiến nghị rằng việc chữa mỡ máu không nên quá 5 g/ngày. Tỏi rất nóng không tốt cho dạ dày, tổn thương gan, sưng tấy thậm chí tiêu chảy, tăng chảy máu, chóng mặt,..
Súp lơ
Ít có loại rau xanh nào có thể vượt qua súp lơ bởi ngoài chứa protein, sắt, vitamin, chúng còn chứa hàm trăm chất khác có tác dụng giảm mỡ máu rõ rệt.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Có 2 loại súp lơ phổ biến là súp lơ xanh và trắng. Chúng chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là flavoinoid. Đây là dưỡng chất có tác dụng làm sạch lòng mạch máu, giảm lượng hấp thu cholesterol và triglyceride bám trên thành mạch. Điều này trực tiếp ngăn ngừa rối loạn mỡ máu và chứng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra súp lơ còn có thể ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm thiểu các bệnh tim mạch phát sinh.
Mướp đắng
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, chứa chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Giá đỗ xanh
Giá đỗ xanh vốn dĩ là một thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, protein.
Món ăn có giá đỗ đang nảy mầm có hàm lượng Vitamin C gấp 7 lần giá đỗ trưởng thành. Đại lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chất xơ trong giá đỗ xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể. Ngoài ra có thể hòa tan với cholesterol trong thức ăn chuyển hóa thành axit cholic bài trừ ra ngoài cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol.
Giá đỗ xanh vị ngọt mát, giàu lượng nước, còn có thể giảm ngấy. Đây là món ăn không thể thiếu trong việc giảm béo, điều tiết chất mỡ.
Gạo lứt
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bên cạnh việc giàu hàm lượng xơ, vitamin và khoáng chất, thành phần dinh dưỡng gamma oryzanol (GO) trong gạo lứt còn giúp ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu.