Không chỉ là một loại vitamin E thiết yếu đối với sức khỏe, vitamin E còn có nhiều lợi ích đối với làn da. Với khả năng dưỡng ẩm sâu, thúc đẩy tái tạo tế bào, hỗ trợ làm dịu và giảm viêm, vitamin E giúp làn da luôn mềm mại, giảm thiểu tình trạng khô ráp, nứt nẻ, kích ứng, giúp làm mờ sẹo, mờ các vết thâm, mang lại làn da đều màu và rạng rỡ.
Nhu cầu vitamin E của người lớn vào khoảng 15mg mỗi ngày. Nếu có một chế độ ăn uống bình thường với dầu thực vật, các loại rau xanh sẽ đảm bảo đủ nhu cầu vitamin E cho cơ thể. Chỉ những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người bệnh ung thư, tim mạch, những người bị khô da mới cần tăng cường vitamin E.
Vitamin E thuộc nhóm vitamin tan trong dầu (mỡ), vì vậy muốn hấp thu được vitamin E chế độ ăn phải có đủ dầu mỡ. Giá đỗ là thực phẩm có nhiều vitamin E, nếu chỉ ăn giá sống không thì khả năng hấp thu vitamin E sẽ rất kém. Nhưng nếu trộn giá sống với dầu ăn thì vitamin E sẽ được hấp thu nhiều hơn. Nếu nấu chín hàm lượng vitamin E trong giá giảm mất khoảng 20%.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là nguồn cung cấp protein dồi dào và cũng là thực phẩm giàu vitamin E. Bông cải xanh có thể sử dụng để chế biến các món súp, luộc và làm salad. Tuy nhiên, để bảo toàn giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh một cách tốt nhất, tốt nhất bạn nên nấu chúng ở nhiệt độ thấp.
Rau chân vịt
Rau chân vịt, hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina cung cấp nhiều vitamin khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. 100g rau chân vịt có chứa khoảng 2,03mg vitamin E. Điều này có nghĩa là chỉ cần ăn nửa chén cải bó xôi mỗi ngày là bạn đã có thể nạp khoảng 16% nhu cầu vitamin E cơ thể cần. Rau chân vịt có thể ăn sống, nấu chín, trộn salad hoặc sử dụng nước ép.
Bí đỏ
Trong 100g bí đỏ cung cấp khoảng 1.29 mg vitamin E, tuy không phải là nguồn bổ sung vitamin E tốt nhất nhưng lượng calo trong bí đỏ tương đối thấp, chiếm nhiều nước, nên bí đỏ vẫn là một thực phẩm bạn có thể cân nhắc sử dụng để bổ sung vitamin E. Bí đỏ có thể được chế biến thành đa dạng các món ăn như nấu sữa, chè, cháo, súp,...
Quả bơ
Từ lâu, quả bơ đã được biết đến là một loại quả giàu chất dinh dưỡng. Trong quả bơ có chứa nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin C, vitamin E, vitamin K, folate và kali, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Bạn có thể dùng bơ để làm bữa ăn sáng hoặc bữa ăn phụ như ăn cùng bánh mì, sữa chua, yến mạch, salad hoặc dùng để xay sinh tố.
Đậu phộng
Đậu phộng là thực phẩm giàu vitamin E, cung cấp hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Ngoài ra, đậu phộng còn rất giàu chất béo lành mạnh tốt cho tim mạch. Bạn có thể sử dụng đậu phộng để ăn vặt hoặc sử dụng làm sữa, nấu canh, súp, cháo hoặc cũng có thể chế biến thành bơ đậu phộng.
Đu đủ
Đu đủ chứa nhiều vitamin E, C tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa lão hóa. Một quả đu đủ tươi có thể đáp ứng 17% yêu cầu vitamin E hàng ngày của cơ thể. Có thể sử dụng đu đủ như một món tráng miệng hoặc làm sinh tố đu đủ để nhận được những chất dinh dưỡng quan trọng từ loại trái cây này.
Tôm
Một số loại hải sản như tôm, cua cũng chứa một lượng vitamin E. Cùng với các vitamin và khoáng chất như magiê, canxi, kẽm và vitamin B12, bổ sung tôm trong chế độ ăn cần thiết cho sản xuất năng lượng và dẫn truyền các xung thần kinh.
Theo MedlinePlus (trang thông tin y tế Hoa Kỳ): Vitamin E trong tôm là một chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào và mô khỏe mạnh khỏi bị hư hại có thể dẫn đến lão hóa hoặc bệnh tật. Nó cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus, hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu và mở rộng mạch máu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương là một nguồn giàu khoáng chất như sắt, kẽm và selen, một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của enzym. Hạt hướng dương cũng rất giàu vitamin E. Trong 28,5g hạt hướng dương chứa khoảng 10mg vitamin E, bằng 2/3 giá trị khuyến nghị hàng ngày. Điều thú vị là mặc dù hạt hướng dương là một trong những nguồn giàu vitamin E, nhưng hầu hết các loại hạt khác chỉ chứa một lượng vi lượng.