Dinh dưỡng

Thực phẩm giàu kali giúp cân bằng huyết áp, cải thiện sức khỏe tổng thể

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Thực phẩm giàu kali không chỉ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà còn giúp cân bằng huyết áp, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), kali là khoáng chất cần thiết, hỗ trợ sức khỏe thận, tim, chức năng cơ và thần kinh. Khoáng chất này cùng với natri là hai chất có thể cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.

Kali còn làm giảm huyết áp bằng cách giúp loại bỏ nhiều natri hơn trong nước tiểu, thư giãn mạch máu. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) của kali với người trưởng thành là 4.700 mg.

Măng tây

Măng tây chứa nhiều kali nên giúp làm hạ huyết áp và acid amin như: amides và một ít natri cho nên có công dụng chữa phù nề. Các nguyên tố này có thể trung hòa clo sinh ra trong cơ thể trong quá trình tiêu hóa, để chống mệt mỏi.

Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao giúp giảm cân, nó chứa nhiều vitamin A, vitamin B tổng hợp, vitamin C, kali, photpho, kẽm, xenlulo thô, acid folic có nhiều trong măng tây có thể phòng ngừa được bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi ngày dùng 40mg acid folic có thể giảm 10% tỉ lệ phát các bệnh tim. Măng tây cung cấp rất nhiều acid folic cho cơ thể.

Chuối

Hàm lượng kali trong chuối 100mg có thể lên tới 400mg và hàm lượng kali trong một quả chuối bình thường mà chúng ta thường thấy nói chung là khoảng 300mg.

Ăn chuối đúng cách hằng ngày có tác dụng bổ sung kali rất tốt cho người tăng huyết áp. Ngoài ra, chuối còn rất tốt để ngăn ngừa táo bón.

Đu đủ

Đu đủ có tác dụng thư giãn cơ bắp, kích thích tuần hoàn, tốt cho dạ dày, cải thiện tình trạng khó tiêu. Đặc biệt, đu đủ có hàm lượng các loại vitamin A, B, C… đặc biệt cao, có tác dụng làm đẹp da và trì hoãn lão hóa.

Đu đủ cũng là loại thực phẩm có hàm lượng kali cao, trong 100 gram đu đủ có khoảng 260 mg hàm lượng kali. Do đó, bệnh nhân cao huyết áp có thể ăn đu đủ để ngăn ngừa tình trạng thiếu kali trong cơ thể.

Nước cà rốt

Mỗi cốc nước ép cà rốt có chứa 500mg kali, sử dụng cách ép là phương pháp hiệu quả nhất để nhận được tối đa kali trong cà rốt. Bên cạnh lợi ích về kali, cà rốt và các loại trái cây và rau quả có màu vàng rất tốt cho mắt nhờ sự có mặt của chất carotene.

Khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm lành mạnh, nó là một nguồn kali sẵn có, giúp giảm huyết áp, trong khi hàm lượng natri thấp, giúp giảm phù.

“Chúng ta cần một tỉ lệ kali/natri là 5 - 1 để kiểm soát tăng huyết áp và duy trì một sự cân bằng trong cơ thể chúng ta”, Wiseman nói.

Khoai tây cũng rất giàu magiê, giúp giảm căng thẳng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cà chua

Cà chua là một loại quả tươi rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là khi sử dụng dưới dạng bột hoặc nghiền nhuyễn. Một phần tư chén bột cà chua cung cấp khoảng 664mg kali, trong khi nửa cốc cà chua nghiền cung cấp 549mg. Nước ép cà chua cung cấp khoảng hơn 400mg kali. Để tối ưu hóa lượng kali từ cà chua, bạn nên sử dụng nước sốt cà chua thay vì các phương pháp chế biến khác.

Lựu

Lựu là loại trái cây giàu kali và chất xơ, có tác dụng điều hòa huyết áp. Thường xuyên ăn lựu có thể cải thiện các chỉ số huyết áp.

Mỗi 100 gram quả bơ chứa 485 mg kali, chiếm 14% nhu cầu hằng ngày của cơ thể, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, quả bơ cũng chứa nhiều calo và chất béo, chúng ta không nên ăn quá nhiều.

Sữa chua

Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời khác để bổ sung kali vào chế độ ăn uống. Một cốc sữa chua không chất béo chứa khoảng 579mg kali, trong khi sữa chua có chứa nhiều chất béo có lượng kali thấp hơn một chút. Sữa chua cũng chứa nhiều men vi sinh và lợi khuẩn, giúp cải thiện tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột.

Thiếu hụt kali hay còn gọi là tình trạng hạ kali máu được coi là nguy hiểm và có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.

Một trong số những hậu quả của việc thiếu hụt kali đó là tăng huyết áp, nhưng vẫn còn rất nhiều những dấu hiệu khác cũng do việc thiếu hụt kali gây ra gồm: mệt mỏi, yếu cơ, đau bụng và chuột rút, nhịp tim bất thường, tê liệt cơ...

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP