Y học và đời sống

Thừa ngón tay cái bẩm sinh

  • Tác giả : Khánh Thủy (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Thừa ngón cái bẩm sinh là bệnh lý hay gặp, đứng thứ 2 sau dị tật bẩm sinh dính ngón tay. Wassel đưa ra bảng phân loại thừa ngón tay cái làm 7 loại theo mức độ chia đôi của xương ngón tay cái. Để điều trị, nguyên tắc chung là cắt bỏ ngón thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn, tận dụng tối đa tổ chức của ngón cắt bỏ để tạo hình mang lại hiệu quả cao nhất về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.

Hỏi: Chị gái em mới sinh em bé, cháu bụ bẫm, khỏe mạnh nhưng lại dư một ngón tay cái. Xin bác sĩ cho biết, ngón tay bị thừa nên giải quyết thế nào để sau này không ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cháu.

Vũ Văn Học (Thanh Hóa)

TS.BS Phạm Thị Việt Dung.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Thừa ngón cái bẩm sinh là bệnh lý hay gặp, đứng thứ 2 sau dị tật bẩm sinh dính ngón tay. Wassel đưa ra bảng phân loại thừa ngón tay cái làm 7 loại theo mức độ chia đôi của xương ngón tay cái. Để điều trị, nguyên tắc chung là cắt bỏ ngón thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn, tận dụng tối đa tổ chức của ngón cắt bỏ để tạo hình mang lại hiệu quả cao nhất về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ. Thời điểm phẫu thuật, tiến hành từ 1 - 2 tuổi với ưu điểm làm giảm nguy cơ chảy máu từ xương, một biến chứng rất hay gặp khi mổ ở trẻ em và thời gian này trẻ bắt đầu hình thành các vận động bàn tay chủ động, bắt đầu để ý đến các dị tật của cơ thể. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất cho trẻ.

Khánh Thủy (ghi)

BẢN DESKTOP