Gia đình mới

Thói quen tưởng vô hại nhưng là "thủ phạm" gây viêm tai, giảm thính lực

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Tai là một bộ phận quan trọng của cơ thể đảm nhiệm vai trò lắng nghe và cảm nhận âm thanh xung quanh. Một số thói quen thực hiện thường xuyên tưởng như vô hại nhưng vô tình khiến đôi tai bị viêm nhiễm dẫn tới sa sút thính lực.

Viêm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng dẫn đến viêm và đau. Tình trạng viêm có thể kèm sưng tấy, chảy mủ tai, tai có mùi hôi và có thể nghe kém.

Thói quen tưởng vô hại nhưng là "thủ phạm" gây viêm tai, giảm thính lực. Ảnh minh họa

Thói quen tưởng vô hại nhưng là "thủ phạm" gây viêm tai, giảm thính lực. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số thói quen xấu gây viêm tai dẫn tới giảm thính lực:

Vệ sinh tai không đúng cách sau khi bơi

Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, dễ gây viêm mũi họng dẫn đến viêm tai giữa. Sau khi bơi, cần làm khô tai bằng cách lấy bông gòn sạch đặt nhẹ vào ống tai ngoài để yên trong khoảng 3-5 phút cho bông thấm nước. Nếu nước vào tai thì nên nghiêng đầu, sau đó kéo vành tai ra sau để tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài.

Lấy ráy tai không đảm bảo an toàn:

Dụng cụ lấy ráy không vô khuẩn, sắc nhọn, dùng chung dụng cụ lấy ráy, dễ làm kích ứng, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thói quen dùng tay ngoáy cũng có thể làm tổn thương ống tai ngoài, khiến ráy bị đẩy sâu vào bên trong, đưa các vi khuẩn có hại bám sẵn trên tay xâm nhập gây viêm tai.

Tai nghe không được vệ sinh thường xuyên

Sử dụng tai nghe không được vệ sinh thường xuyên tạo cơ hội cho vụn ráy tai và vi khuẩn bám dính qua lại, tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Thiết bị này còn có thể tạo ra các vết rách nhỏ, tăng độ ẩm và nhiệt độ, tăng nguy cơ viêm tai.

Dùng tay ngoáy tai

Thói quen này hầu như ai cũng mắc phải. Theo các chuyên gia y tế, dùng tay ngoáy tai không chỉ làm tai trong bị tổn thương, ráy tai bị đẩy sâu hơn vào bên trong, mà còn trực tiếp đưa các vi khuẩn gây hại bám sẵn trên tay đi vào sâu trong tai, dẫn tới các vấn đề nguy hiểm như: viêm tai giữa, ngứa tai trong, rất khó chữa.

Các chuyên gia y tế còn cảnh báo, nếu bạn bị tiểu đường, nguy cơ hỏng thính lực còn tăng lên gấp bội do các vi khuẩn tiểu đường có khả năng phá hủy chức năng các mao mạch trong tai, làm hỏng dây thần kinh thính giác khiến tai không còn khả năng nghe bất kì âm thanh nào nữa.

Không sử dụng nút bịt khi bơi

Nước ở các hồ bơi không được vệ sinh vào ống tai và ứ đọng, làm thay đổi độ pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi, gây viêm nhiễm. Nước hồ bơi chứa vi khuẩn vào tai của người bị thủng màng nhĩ làm tăng khả năng nhiễm trùng tai giữa.

Xỏ nhiều khuyên tai

Do da tai có nhiều nếp gấp, xỏ quá nhiều khuyên tai sẽ tạo ra các tổn thương trên vùng da tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập gây nhiễm trùng tai. Song song đó, việc sử dụng chất liệu khuyên tai không đảm bảo, có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Không vệ sinh tai hằng ngày

Cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể, đôi tai cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để việc tiếp nhận âm thanh được rõ ràng. Nếu bỏ quên đôi tai để mặc vi khuẩn, ráy tai tích tụ mà không xử lý, sẽ khiến lỗ tai bị bít, tắc dẫn đến ù tai, khó nghe các âm thanh và đau nửa đầu.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP