Khám phá

Thiền sư Vạn Hạnh, nhà tiên tri xuất chúng – kỳ 2: Tiên đoán về sự lên ngôi của Lý Công Uẩn

Tiên đoán về sự lên ngôi của Lý Công Uẩn trong khoảng thời gian sau khi

Tượng Thiền sư Vạn Hạnh trên bảo tháp chùa Tiêu (Bắc Ninh).

Vạn Hạnh đã xét bàn thì mới phù hợp

Như viện Hàm Toại chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó trắng, lông trên lưng kết thành hai chữ “Thiên Tử”. Thiên hạ bèn đồn rằng con chó là tượng trưng cho năm Tuất, và một bậc thiên tử sinh vào năm Tuất sẽ xuất hiện cũng vào năm Tuất (tức năm 1010).

Rồi sét đánh vào cây đa chùa Song Lâm, nơi trụ trì của Thiền Ông ở làng Phù Linh, phủ Thiên Đức để lại dấu thành nét chữ “Quốc”.

Lại chuyện, ngôi mộ Hiển Khánh đại vương là cha của Lý Công Uẩn, bốn bề đêm nghe có tiếng đọc tụng. Những việc mà tùy theo chỗ tai nghe mắt thấy Vạn Hạnh đã xét bàn thì mới phù hợp với điềm Lê diệt, Lý hưng.

Vì vậy, ngày Lý Thái Tổ lên ngôi tại Hoa Lư, mặc dù lúc ấy ông đang ở tại chùa Lục Tổ nhưng đã biết trước việc, bảo với người bác và người chú của Lý Công Uẩn rằng:

– Thiên tử đã băng, Lý Thân vệ hiện đang ở nhà, tay chân họ Lý túc trực trong thành lên tới số ngàn. Trong trưa này, Thân vệ ắt được lên ngôi.

Nói rồi yết bảng ở đường cái nói rằng: Tật Lê chìm bể Bắc – Hạt Lý mọc trời Nam – Bốn phương gươm giáo dẹp – Tám cõi mừng bình an.  (Tật Lê và hạt Lý là ý muốn chỉ họ Lê và họ Lý)

Bác và chú của Lý Công Uẩn nghe nói rất sợ, việc chẳng biết thành bại ra sao kẻo lụy đến gia tộc, nên sai người đi hỏi tin tức, thì quả đúng như lời Vạn Hạnh nói, Lý Công Uẩn đã lên ngôi vua rồi.

Những tiên đoán vượt thời gian

Trước đó, khi Lý Công Uẩn chưa lên ngôi vua. Ở chùa thuộc Cổ Pháp quê ông có cây đa bị sét đánh đổ, ở ruột cây đa có chữ rằng:

Thụ căn diểu diểu – Mộc biểu thanh thanh- Hòa đao mộc lạc – Thập bát tử thành- Đông A nhập địa – Dị mộc tái sinh – Chấn cung kiến nhật – Đoài cung ẩn tinh – Lục thất niên gian – Thiên hạ thái bình

Dịch là: Gốc cây thăm thẳm – Ngọn cây xanh xanh – dao chặt cây rụng – Mười tám hạt thành – Cành đâm xuống đất – Cây khác lại sanh – Đông mặt trời mọc – Tây sao ẩn hình – Sáu bảy năm nữa – Thiên hạ thái bình.

Sách Đại Việt sử ký viết: “Nhà sư Vạn Hạnh tự đoán riêng rằng, trong câu (thụ căn diểu diểu) chữ căn là gốc, gốc tức là vua, chữ diểu đồng âm với chữ yểu, thế là nhà vua (Lê Long Đĩnh) chết yểu.

Trong câu (mộc biểu thanh thanh) chữ biểu là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ thanh đồng âm với chữ thịnh, thế là một người trong số quần thần (Lý Công Uẩn) sẽ lên nắm chính quyền.

Ba chữ (hòa đao mộc) góp lại (theo Hán tự) là chữ Lê, lạc là rớt, tức là nhà Lê rớt. Ba chữ (thập bát tử) góp lại là chữ Lý, thập bát tử thành tức là nhà Lý lên. Câu (đông A nhập địa) chữ đông và chữ a họp lại là chữ Trần, nhập địa là người phương Bắc vào cướp.

Câu (dị mộc tái sanh) tức là họ Lê khác (Lê Lợi) lại nổi lên. Trong câu (chấn cung kiến nhật) thì chấn là phương Đông, kiến là mọc ra, nhật là thiên tử, thiên tử xuất hiện ở phương Đông.

Trong câu (đoài cung ẩn tinh) thì đoài là phương Tây, ẩn là lặn tinh là người tầm thường, người tầm thường mai một ở phương Tây.

Mấy câu này có ý nói vua thì non yểu tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trong vòng sáu bảy năm nữa thì thiên hạ thái bình.”

(còn nữa)

Nguyễn Thành Hữu

BẢN DESKTOP