Ảnh

Theo chân các chiến sĩ công an tại chốt kiểm tra nồng độ cồn

  • Tác giả : Hải Nam
Với nỗ lực giảm lượng người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn, Công an TP Hà Nội nhiều ngày qua liên tục tổ chức các đợt kiểm tra lưu động ở nhiều tuyến đường lớn.

Trao đổi với Khoa học và Đời sống, một cán bộ Đội CSGT số 1 CATP Hà Nội cho biết, tất cả những lỗi vi phạm nồng độ dù ở mức cao hay thấp đều bị tạm giữ phương tiện và xử phạt nghiêm. Ngoài ra, tổ CSGT còn sử dụng thêm mô tô đặc chủng tuần tra trên các tuyến phố. Khi phát hiện tài xế có biểu hiện đã sử dụng rượu, bia mà vẫn điều khiển xe, lực lượng CSGT sẽ kiểm tra nồng độ cồn.

“Việc kiểm tra nồng độ cồn lưu động trên đường khiến các tài xế không thể theo dõi, báo chốt để tránh né lực lượng chức năng, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra nồng độ cồn”, vị CSGT cho hay.

Anh Trần Quang Huy, (Đống Đa, Hà Nội) người vừa được kiểm tra nồng độ cồn cho biết, “Tôi rất ủng hộ việc lực lượng chức năng tăng cường lập các chốt kiểm tra để đo nồng độ cồn. Nếu có hẹn, thay vì lái xe, tôi sẽ chọn đi xe ôm cho an toàn. Nói chung, đã uống rượu bia là không lái xe, dù là xe máy”.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc ăn một số thực phẩm cũng có thể khiến hơi thở của người sử dụng có nồng độ cồn nhất định. Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết rất nhanh.

“Trường hợp có nồng độ cồn do thực phẩm, người tham gia giao thông có thể đề nghị cảnh sát giao thông ngồi lại 10 -15 phút để đo nồng độ cồn trong khí thở hoặc đề nghị đo nồng độ cồn trong máu”, BS Nguyên nói thêm.

Một số hình ảnh tại các chốt kiểm tra nồng độ cồn ngày và đêm trên địa bàn Hà Nội những ngày vừa qua:

Cán bộ chiến sĩ dừng phương tiện sẽ thông báo cho tài xế về việc tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn.

Cán bộ chiến sĩ dừng phương tiện sẽ thông báo cho tài xế về việc tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn.

Sau đó, tài xế thổi vào ống dạng phễu trên máy đo cầm tay để phát hiện trong hơi thở có nồng độ cồn hay không.

Sau đó, tài xế thổi vào ống dạng phễu trên máy đo cầm tay để phát hiện trong hơi thở có nồng độ cồn hay không.

Nếu phát hiện nồng độ cồn, tài xế sẽ tiếp tục phải thổi vào ống máy đo nồng độ cồn để xác định mức vi phạm.

Nếu phát hiện nồng độ cồn, tài xế sẽ tiếp tục phải thổi vào ống máy đo nồng độ cồn để xác định mức vi phạm.

Với những xe vi phạm sẽ được lực lượng chức năng lập biên bản và dán giấy niêm phong.

Với những xe vi phạm sẽ được lực lượng chức năng lập biên bản và dán giấy niêm phong.

Xe ô tô của một trường hợp vi phạm nồng độ cồn đã bị dán giấy niêm phong.

Xe ô tô của một trường hợp vi phạm nồng độ cồn đã bị dán giấy niêm phong.

Những xe bị giữ lại, sau khi dán niêm phong đều được đưa lên xe chuyên dụng.

Những xe bị giữ lại, sau khi dán niêm phong đều được đưa lên xe chuyên dụng.

Đội CSGT số 1 kiểm tra nồng độ cồn lưu động đang tiến hành kiểm tra một trường hợp có biểu hiện sử dụng rượu bia.

Đội CSGT số 1 kiểm tra nồng độ cồn lưu động đang tiến hành kiểm tra một trường hợp có biểu hiện sử dụng rượu bia.

Từ khi triển khai kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn từ đầu năm tới nay, lượng người điều khiển xe vi phạm đã giảm rõ rệt.

Từ khi triển khai kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn từ đầu năm tới nay, lượng người điều khiển xe vi phạm đã giảm rõ rệt.

Hải Nam

BẢN DESKTOP