Thời sự

Thanh Xuân- một trong những Quận đứng đầu Hà Nội về công tác dân số

  • Tác giả : Thúy Nga
Với tỷ số giới tính khi sinh 103,9 trẻ trai/100 trẻ gái, quận Thanh Xuân đang trong mức cân bằng tự nhiên , đóng góp không nhỏ vào kết quả đạt mức sinh thay thế của thành phố.

Những đóng góp không nhỏ của quận Thanh Xuân vào công tác dân số Thủ đô

Ngày 22/12, UBND quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác dân số nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12) và đánh giá kết quả thực hiện công tác dân số năm 2023.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố đã đạt mức sinh thay thế. Cụ thể, số con bình quân/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con/mẹ. Chất lượng dân số Thủ đô từng bước được nâng cao. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh và tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc tăng hằng năm. Năm 2023, tỷ lệ sàng lọc trước sinh toàn thành phố ước đạt 83%, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 88%.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để toàn thành phố có được những kết quả như hiện nay, phải kể đến những đóng góp không nhỏ của quận Thanh Xuân.

Năm 2023, 100% chỉ tiêu công tác dân số và phát triển của quận Thanh Xuân đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao, như: Tỷ suất sinh thô so với năm trước giảm 0,76%; chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 0,13%; tỷ số giới tính khi sinh là 103,9 trẻ trai/100 trẻ gái trong mức cân bằng tự nhiên… Quận được chấm điểm đánh giá thi đua là đơn vị đứng đầu khối quận về công tác dân số.

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội Nghị

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội Nghị

Những cán bộ làm tốt công tác dân số trên địa bàn quận Thanh Xuân được biểu dương, khen thưởng.

Nhằm phát huy hơn nữa kết quả đã đạt được, Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung đề nghị, thời gian tới, chính quyền các cấp của quận cần tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo đối với công tác dân số trên địa bàn. Nâng cao nhận thức của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Có được kết quả trên là sự quan tâm, chỉ đạo của UBND quận Thanh Xuân đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị các tổ chức chính trị - xã hội quận và UBND 11 phường tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động Dân số năm 2023.

Đặc biệt, quận còn tích cực tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng dân số như:

Đề án Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030: Tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền tư vấn, vận động thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho 338 cộng tác viên Dân số và 02 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành thực hiện Đề án Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh 110 thành viên Ban Dân số phường.

Tổ chức 11 cuộc truyền thông tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho 1.056 nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn. Tổ chức 06 cuộc truyền thông sàng lọc khiếm thính cho 582 cho cha, mẹ có con đang học mầm non, các gia đình chưa sinh đủ hai con.

Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh phường và cộng tác viên tuyên truyền tư vấn tại nhà cho các đối tượng về ý nghĩa và lợi ích của việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Kết quả năm 2023, tỷ lệ thai phụ được tuyên truyền tư vấn đạt 100%, tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 86,2% (đạt 100,2% KH TP giao), tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 89,1% (đạt 100,3% KH TP giao).

UBND quận Thanh Xuân đã khen thưởng 8 tập thể và 32 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số năm 2023.UBND quận Thanh Xuân đã khen thưởng 8 tập thể và 32 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số năm 2023.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh:Tổ chức 06 lớp tập huấn cho 371 tuyên truyền viên Dân số và cộng tác viên Dân số 11 phường về cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuyên truyền trên Trang/Cổng thông tin điện tử quận, phường, hệ thống loa truyền thanh phường về thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, hệ lụy và giải pháp; cộng tác viên dân số đi tuyên truyền tư vấn tại nhà cho các đối tượng, đặc biệt chú trọng các cặp vợ chồng sinh con một bề.

Tổ chức 19 cuộc truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, giáo dục về giới, kỹ năng sống cho 4.370 học sinh tại 13 trường THCS trên địa bàn quận. Tổ chức 11 cuộc truyền thông mất cân bằng giới tính khi sinh cho 1.067 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng sinh con 1 bề là gái, nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn. Kết quả ước năm 2023 tỷ số giới tính khi sinh đạt 104,1 trẻ trai/100 trẻ gái (trong mức cân bằng tự nhiên).

Triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi: Tổng số người cao tuổi từ > 60 tuổi: 44.725 người, chiếm tỷ lệ 15,1% so với dân số, trong đó số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ thông thường ít nhất 1 lần/năm: 38.106 người chiếm tỷ lệ 85,2% (Đạt 100,2% chỉ tiêu Thành phố giao).

Tổ chức 06 lớp tập huấn kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho 338 cộng tác viên Dân số 11 phường với các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, kỹ năng tư vấn về nhận biết, cách phòng tránh một số bệnh thường gặp người cao tuổi…. Tổ chức 32 cuộc truyền thông cho 3.064 người cao tuổi tham dự với các nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Tổ chức 02 đợt khám sức khỏe cho người cao tuổi: Đợt 1 từ ngày 25/4/2023 đến 27/5/2023; đợt 2 từ ngày 04/10/2023 đến 31/10/2023. Kết quả khám cho 5.904 người, trong đó: Người cao tuổi > 80 tuổi: 1.361 người, người cao tuổi 60-79 tuổi: 4.543 người. Kết quả những người mắc bệnh đã được tư vấn, điều trị và quản lý hồ sơ trên phần mềm hồ sơ sức khỏe, trường hợp nặng vượt quá khả năng đã được tư vấn chuyển tuyến trên điều trị.

Triển khai thực hiện các hoạt động về phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030:Tổ chức chiến dịch uống Vitamin A và triển khai các hoạt động ngày Vi chất dinh dưỡng trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2023. Tổ chức 02 cuộc truyền thông 1000 ngày vàng cho các đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi.

Kết quả: 99,88% số trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống Vitamin A, trong đó có 565 trẻ vãng lai. Tổng số trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo 19.965/20.922 đạt tỷ lệ 95,4%.

Tổ chức 11 cuộc truyền thông nâng cao thể lực, tầm vóc, chế độ dinh dưỡng hợp lý và phòng tránh béo phì ở trẻ cho 1.012 cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học; 10 cuộc truyền thông chăm sóc dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao, phát triển thể lực cho 940 học sinh THCS, 08 cuộc truyền thông chăm sóc sức khỏe thể lực cho 744 trẻ em phòng tránh dậy thì sớm.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên: Tổ chức 11 cuộc truyền thông về chăm sóc SKSS/KHHGĐ và sử dụng biện pháp tránh thai vị thành niên, thanh niên cho 1012 vị thành niên, thanh niên và 11 cuộc truyền thông cho 935 cha, mẹ có con trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên.

Chương trình tư vấn, khám sức khỏe cho nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn: Tổ chức 11 cuộc truyền thông về tầm soát, phát hiện sớm bệnh Thalassemia cho 1.045 vị thành niên/thanh niên và đối tượng trong độ tuổi tiền hôn nhân; tổ chức 05 cuộc truyền thông về tầm soát, phát hiện sớm bệnh Thalassemia cho 475 phụ huynh có con trong độ tuổi thanh niên/tiền hôn nhân; tổ chức 01 cuộc giao lưu về tầm soát, phát hiện sớm bệnh Thalassemia cho 300 học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo.

Tổ chức 06 cuộc truyền thông tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho 1.800 em học sinh tại 03 trường THPT trên địa bàn quận; treo 248 Baner tuyên truyền trực quan và phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh phường...Kết quả tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 70,3%. (Đạt 100,4% kế hoạch TP giao).

Kế hoạch trong năm 2024, quận Thanh Xuân phấn đấu ổn định và giải quyết các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế-xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; giữ ổn định tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên; tập trung các hoạt động nâng cao chất lượng dân số góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của quận.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP