Toàn bộ phần taluy âm bị sạt lở kéo dài 50m, mặt đường rạn nứt, trôi xuống gần khu vực nhà dân.
QL 15C, đoạn qua xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) bị nứt nẻ, sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Đình Minh. |
Ngoài ra, trên QL 16 tại Km11+980 sạt lở, cây đổ chắn ngang đường; tại Km32+200 đá lớn tắc đường; tại Km34+600 (trái tuyến), Km35+400 (trái tuyến) địa phận xã Mường Lý (huyện Mường Lát) xuất hiện vết nứt cung trượt taluy âm chiều dài khoảng 35m.
Cơ quan chức năng cắm biển cảnh báo tại khu vực đường bị sạt lở. Ảnh: Hà Anh. |
Trên QL.15, tại Km20+850 thuộc địa phận xã Phú Thanh (huyện Quan Hóa) xuất hiện vết nứt taluy dương có nguy cơ sạt lở với chiều dài khoảng 200m, chiều cao khoảng 15m-30m, bề rộng vết nứt khoảng 0,5m đến 1m; tại Km26+050 phía trái tuyến sạt lở taluy dương chiếm 2/3 mặt đường, giao thông qua lại khó khăn.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị quản lý phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cảnh báo người dân và phương tiện chú ý khi đi qua các đoạn tuyến nguy hiểm nêu trên. Đồng thời, lắp đặt biển cảnh báo ở hai đầu vị trí, căng dây an toàn, chuẩn bị thiết bị, nhân công để khắc phục sự cố.
Một tuyến đường bị nước lũ chia cắt cục bộ. Ảnh: Thanh Hóa. |
Do ảnh hưởng của bão số 3, tại huyện Bá Thước có 15 điểm giao thông bị nước lũ dâng cao, chia cắt cục bộ. Bên cạnh đó, còn xảy ra sụt lún tại tuyến đường giao thông thôn Đôn, xã Thành Lâm dài 35m; sạt lở taluy dương tại Quốc lộ 521C đoạn qua xã Thành Sơn và Quốc lộ 521B đoạn qua thôn Leo, xã Thành Lâm.
Tính đến 15h chiều nay (8/9), theo thống kê tỉnh Thanh Hóa có 4 tàu đánh cá bị chìm, 1 ngư dân mất tích tại Quảng Ninh, 133 căn nhà bị tốc mái, hàng trăm ha lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản bị gãy đổ, ngập, bị cuốn trôi…