Vậy, cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ mắc căn bệnh này hoặc khi đã mắc bệnh có thể khống chế sự phát triển của nó ở mức thấp nhất?
Khoa học và Đời sống giới thiệu bài thuốc của BS Khánh Hoàng (Hội Đông Y Việt Nam) sử dụng các thảo dược quanh nhà đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả dưới đây:
Thể Bàng quang thấp nhiệt: Triệu chứng: tiểu tiện buốt, rắt, có cảm giác nóng trong dương vật, không thông thoáng, nước tiểu màu vàng, thậm chí có thể bí đái, bụng dưới trướng đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính.
Sinh tố mía + ngó sen: Mía 500g, ngó sen 500g, hai thứ rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống hàng ngày.
Trà râu ngô: Râu ngô 50g, xa tiền 20g, cam thảo sống 10g. Tất cả sắc với 600ml nước, cô còn 400 ml thì bỏ bã, uống nước thay trà hàng ngày.
Trà cọ: Rễ cây cọ 100g sắc kỹ lấy nước, pha thêm một chút đường đỏ, uống thay trà trong ngày.
Thể Huyết ứ trở trệ: Triệu chứng chính: tiểu tiện phải ráng sức, có khi chỉ nhỏ từng giọt một, vùng bụng dưới và niệu đạo đau trướng, nước tiểu và tinh dịch có thể có máu, lưỡi có những điểm ứ huyết màu tím.
Trà Quế: Nhục quế 40g, xuyên sơn giáp 60g, mật ong lượng vừa đủ. Hai thứ rửa sạch, sấy khô, tán thành bột. Khi dùng lấy mỗi thứ một ít uống với nước có pha mật ong thay trà.
Trà chua me đất: Chua me đất hoa vàng 10g, trư linh 15g, bạch linh 15g, hoàng bá 9g, trạch tả 10g, quế chi 3g. Tất cả sấy khô, tán vụn, cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Trà mã đề: Bông mã đề 12g, cỏ nhọ nồi 15g, thiên thảo căn 20g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
Thể Thận hư: Triệu chứng chính: tiểu tiện nhiều lần, không thông thoát và không hết nước tiểu hoặc nước tiểu tự rỉ ra không cầm được, đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tứ chi vô lực, di tinh, liệt dương.
Trà ích nhân: Sơn thù 100g, phúc bồn tử 100g, bạch linh 100g, ích trí nhân 60g, thục địa 120g. Phúc bồn tử, bạch linh và ích trí nhân rửa sạch, sấy khô, tán vụn. Mỗi lần lấy 10g bột thuốc cùng với 12g thục địa và 10g sơn thù hãm uống thay trà trong ngày.
Theo thống kê, 70% tổng số lượng kẽm trong cơ thể được tập trung tại tuyến tiền liệt. Điều này nói lên vai trò quan trọng của kẽm đối với cái tuyến chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay này. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn cho tuyến tiền liệt, nhưng quan trọng nhất và thường gặp nhất là do thiếu kẽm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Mà kẽm lại có nhiều nhất trong nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua…
Người bệnh ở thể Bàng quang thấp nhiệt và huyết ứ nên ăn nhiều rau chân vịt, rau dền, rau cần, củ cải, bầu, bí đao, dưa hấu, đậu xanh, ý dĩ…Với thể Thận hư nên dùng củ mài, vừng đen, trứng gà, sữa bò, cá chép, đậu đỏ, nước mía, trai, sò, ốc, hến…