Khoa học & Công nghệ

Thảm kịch kinh hoàng của nữ triết gia Hy Lạp cổ đại

  • Tác giả : Tâm Anh (theo ATI)

Nữ triết gia, nhà toán học nổi tiếng Hy Lạp cổ đại Hypatia có nhiều thành tựu trong lĩnh vực triết học và toán học nhưng cuối cùng bà lại có cái chết vô cùng bi thảm.

Cai chet bi tham cua nu triet gia Hy Lap co dai
Nữ triết gia Hy Lạp cổ đại Hypatia của Alexandria là một nhân vật nổi tiếng lịch sử. Hầu hết các nhà sử học tin rằng, bà sinh vào khoảng năm 350 và là con của nhà toán học và triết gia Theon.
Cai chet bi tham cua nu triet gia Hy Lap co dai-Hinh-2
Hypatia được người cha Theon khuyến khích học học hành từ khi còn nhỏ. Bà từ sớm bộc lộ niềm đam mê với thiên văn học và đã chế tạo ra máy trắc tinh - công cụ để kiểm tra và đo lường các thiên thể trên bầu trời đêm.
Cai chet bi tham cua nu triet gia Hy Lap co dai-Hinh-3
Không những vậy, Hypatia còn là nữ triết gia thông minh, lỗi lạc. Bà thuộc trường phái triết học Tân Platon. Việc bà tham gia lĩnh vực triết học là điều mà không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, vào thời điểm đó, chỉ nam giới mới tham gia vào lĩnh vực này.
Cai chet bi tham cua nu triet gia Hy Lap co dai-Hinh-4
Bất chấp định kiến xã hội, Hypatia đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng, quan điểm triết học của mình cũng như suy nghĩ về triết gia lỗi lạc Plato. Nhiều người chăm chú lắng nghe và bị cuốn hút bởi những bài phát biểu của nữ triết gia Hypatia.
Cai chet bi tham cua nu triet gia Hy Lap co dai-Hinh-5
Theo các ghi chép, tài liệu cổ xưa, Hypatia được mô tả là người thông minh, xinh đẹp, có tài ăn nói, thận trọng, có tinh thần vì cộng đồng. Do đó, bà được nhiều người yêu mến và tôn trọng.
Cai chet bi tham cua nu triet gia Hy Lap co dai-Hinh-6
Hypatia cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp và không bao giờ kết hôn. Tuy nhiên, bà trở thành mục tiêu công kích, tấn công của các nhóm bảo thủ trong xã hội thời đó.
Cai chet bi tham cua nu triet gia Hy Lap co dai-Hinh-7
Vào một ngày, Hypatia bị một đám tu sĩ bắt cóc, đánh đập và thiêu sống. Cái chết của bà khiến những người ủng hộ không khỏi đau xót, tiếc thương. Tuy nhiên, những cống hiến của bà cho toán học, triết học được người đời nhớ đến.

Mời độc giả xem video: Nhà hát cổ ở Hy Lạp mở cửa trở lại. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo ATI)

BẢN DESKTOP