Vào chiều ngày 5/10, Chi cục Kiểm lâm TPHCM tiếp nhận 62 cá thể rùa quý tại chùa Ngọc Hoàng (Quận 1). Mỗi con rùa được cân trọng lượng, phân loại trước khi bỏ vào túi đưa về Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi. Ảnh: Công an TP HCM. |
Tại đây, các nhân viên của Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi tiến hành chăm sóc số rùa trên trước khi thả về rừng. Ảnh: Công an TP HCM. |
Một số con rùa khoẻ mạnh, nặng đến 15 kg. Chúng được người dân phóng sinh tại chùa Ngọc Hoàng vào nhiều năm trước. Ảnh: Công an TP HCM. |
Đại diện chùa Ngọc Hoàng cho hay, 62 cá thể rùa trên được các Phật tử phóng sinh. Sau đó, chùa nuôi số rùa đó trong hồ nước ở giữa khuôn viên. Ảnh: Công an TP HCM. |
Hàng ngày, các tăng ni cho rùa ăn rau, trái cây… Nhiều con rùa đã được nuôi tại chùa Ngọc Hoàng trong 5 - 10 năm. Ảnh: Dân Việt. |
Theo lực lượng kiểm lâm, 62 con rùa gồm các loài: hộp lưng đen, đất sê pôn, ba gờ, rùa đất lớn đều thuộc danh mục quý, hiếm. Trong số này có 11 con rùa núi vàng là loài cực kỳ nguy cấp. Ảnh: Dân Việt. |
Rùa núi vàng có tên khoa học là Indotestudo elungata. Loài rùa quý hiếm này có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN ở bậc EN (nguy cấp). Ảnh: Lao động. |
Trong những năm qua, nhiều loài rùa quý hiếm thường bị người dân phóng sinh xuống ao, hồ trong chùa. Ảnh: Lao động. |
Các chuyên gia cho hay việc mua động vật hoang dã để phóng sinh đã vô tình tiếp tay cho hoạt động buôn bán, nuôi nhốt động vật hoang dã. Hành vi này tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học cũng như những nỗ lực của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ động vật hoang dã nói chung. Ảnh: Lao động. |
Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định, mọi hành vi tàng trữ, nuôi nhốt, buôn bán các loại rùa không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và đăng ký theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng hoặc xử lý hình sự lên đến 12 năm tù. Ảnh: Lao động. |