Y học và đời sống

Tam thất chữa đau bụng, kinh ít

  • Tác giả : Thúy Nga
(khoahocdoisong.vn) - Tam thất dùng sống thì hoạt huyết cầm máu, giảm đau tiêu thũng; dùng chín thì bổ khí huyết, làm mạch dương khí và trừ hàn. Dùng để chữa các chứng bệnh như các chứng xuất huyết, sưng nề tụ máu do đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), đau bụng sau khi sinh con, sưng nề do viêm nhiễm.

Hỏi: Tôi hay bị đau bụng, kinh ít, có người khuyên nên dùng tam thất. Xin hỏi, tam thất có tác dụng gì trong trị bệnh của tôi?

Ngô Thu Phương (Quảng Ninh)

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam: Theo y học cổ truyền, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau).

Thuốc thường tam thất được dùng để chữa các chứng bệnh như các chứng xuất huyết, sưng nề tụ máu do đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), đau bụng sau khi sinh con, sưng nề do viêm nhiễm.

Như vậy, có thể thấy, về cơ bản tam thất là một vị thuốc bệnh với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết. Tuy nhiên, các y thư cổ đều cho rằng, tam thất '' năng ứ sinh tân'' hay '' hoạt huyết nhi sinh huyết'', nghĩa là bản thân tam thất thất không phải là thuốc bổ huyết, nhưng trong các trường hợp  khí huyết suy hư mà có ứ trệ thì công dụng hoạt huyết hoá ứ của nó cũng có ý nghĩa bổ huyết, sinh huyết một cách gián tiếp. Cũng có sách cho rằng tam thất dùng sống thì hoạt huyết cầm máu, giảm đau tiêu thũng; dùng chín thì bổ khí huyết, làm mạch dương khí và trừ hàn.

Kinh nghiệm dân gian thường hầm cách thuỷ tam thất với gà choai cũng là nhằm mục đích lấy công năng hoạt huyết của tam thất phối hợp với tác dụng bổ ích khí huyết của thịt gà để thu được hiệu quả bồi bổ khí huyết cao nhất. Với ý nghĩa đó, người ta còn coi tam thất bổ không kém gì sâm và gọi là sâm tam thất hoặc nhân sâm tam thất.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP