Y học và đời sống

Tam lăng thay mật gấu làm tan khối u

Tam lăng là một trong số 32 cây  thuốc có tác dụng tương đồng thay thế mật gấu làm tan khối kết rắn, tích tụ – khối u. Cây có tác dụng phá tích, tán ứ huyết, phá huyết, hành huyết và thông kinh.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/tam-lang-thay-mat-gau-lam-tan-khoi-u1.jpg

Tam lăng (Cồ mốc mảnh, Lòng thuyền), tên khoa học: Rhizoma Sparganii Stoloniferi. Là cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6 – 7cm. Lá hình sải, dài 45 – 60cm, rộng 5 – 7cm, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 20 – 30cm.

Cụm hoa trên cuống dài 20 – 25cm, có lông, hoa có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao 1cm, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, dài 2 cm. Ra hoa tháng 4, tháng 7. Cây mọc nhiều ở thung lũng.

Bộ phận dùng làm thuốc thân rễ gọi là củ của cây tam lăng (Sparganium Stoloniferum), bề ngoài màu tro nhợt, mịn cứng chắc, không mốc mọt không xốp là thứ tốt. Ngoài ra, còn có loại hắc tam lăng (Sparganium recemosum Huds) họ hắc tam lăng (Sparganiaceae), hình nhọn hơn cỏ tam lăng, cũng dùng thay thế tam lăng.

Thành phần hóa học: Chủ yếu là tinh dầu, tinh bột và một số chất khác chưa nghiên cứu.

Theo Đông y, tam lăng vị đắng, tính bình; Vào hai kinh can và tỳ.

Tác dụng: Phá tích, tán huyết ứ, phá huyết, hành huyết, chỉ thống (giảm đau) và thông kinh. Công dụng: Chữa ứ huyết do sang chấn, kinh bế, thống kinh, sản hậu ứ trệ.

Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc..

Theo y học hiện đại: Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

DS Phạm Hinh

(Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

BẢN DESKTOP