Dinh dưỡng

Tác hại tiềm ẩn của việc uống quá nhiều nước dừa

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất chỉ dùng 1 quả dừa mỗi ngày, 2-3 trái dừa mỗi tuần, khoảng 500 ml một lần. Nếu uống quá liều lượng sẽ gây ra một số các tác động xấu cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn - Viện Dinh dưỡng quốc gia, nước dừa rất ít năng lượng (chỉ khoảng 19 calo/100g), không chứa chất béo, giàu các vitamin như B3, B5, biotin, B2, acid folic, một lượng nhỏ vitamin B1 và B6, vitamin C và chất khoáng như, natri, kali, canxi, đồng, canxi, sắt, mangan, magie và kẽm...

Nước dừa còn chứa các amino acid, các hợp chất sinh học như cytokinin và các enzyme như acid phosphatase, catalase, dehydrogenase, peroxidase, polymerase…

Tác hại tiềm ẩn của việc uống quá nhiều nước dừa. Ảnh Internet

Tác hại tiềm ẩn của việc uống quá nhiều nước dừa. Ảnh Internet

Nếu vô tình uống quá nhiều nước dừa hoặc lạm dụng, loại nước ngon ngọt này cũng mang lại nhiều tác hại.

Tăng lượng đường trong máu

Nước dừa mặc dù không phải là loại đồ uống có đường nhưng vẫn chứa carbohydrate và calo. Vậy nên, những người bị bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa mỗi ngày vì có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn.

Tác hại với người có tính hàn

Nước dừa làm mát cơ thể nhanh chóng nên không phù hợp với những người có tính hàn. Những người dễ bị lạnh uống nhiều nước dừa có thể khiến họ bị cảm thường xuyên và khó chịu, mệt mỏi.

Mất cân bằng chất điện giải

Mất cân bằng chất điện giải, hay còn gọi rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Việc uống nước dừa liên tục sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.

Tăng áp lực cho thận

Bạn sẽ nhận thấy rằng khi uống nhiều nước dừa, số lần tiểu tiện sẽ tăng lên với tần suất lớn hơn. Hiện tượng này có thể khiến thận phải "gắng sức" làm việc để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng tạm thời. Nếu hiện tượng này kéo dài, chức năng thận có thể suy giảm.

Gây tiêu chảy

Nước dừa là một loại nước giải khát cung cấp nước và là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên. Loại nước này có thể giúp bù nước khi bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, nước dừa có thể có tác dụng nhuận tràng ở một số người, đặc biệt là khi tiêu thụ với số lượng lớn. Bởi lúc này, bạn đã nạp quá nhiều kali cho cơ thể, dẫn tới dư thừa, gây tiêu chảy.

Đồng thời nước dừa có nhiều oligosaccharide có thể lên men, tạo thành những carbohydrate chuỗi ngắn hút nước vào ruột và gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.

Có thể làm giảm huyết áp

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao, nước dừa có thể khiến huyết áp xuống quá thấp. Với những người mắc chứng huyết áp thấp, uống nước dừa quá mức cũng có thể gây nguy hiểm.

Để tránh những tác hại của nước dừa tươi, bạn cần nhớ không uống quá nhiều. Nếu bạn khỏe mạnh, mỗi ngày chỉ uống tối đa 1-2 quả dừa tươi và không nên uống trong một thời gian dài. Ngược lại, nếu bạn có tiền sử tiểu đường, huyết áp hoặc béo phì… nên tham khảo ý kiến bác sỹ để biết bao nhiêu nước dừa là phù hợp.

Gây dị ứng

Nước dừa được coi là an toàn với phần lớn mọi người. Thế nhưng, một số người có cơ địa nhạy cảm có thể phản ứng dị ứng sau khi uống quá nhiều nước dừa.

Có đặc tính lợi tiểu

Nước dừa có đặc tính lợi tiểu. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ quá nhiều có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều. Mặc dù một lượng nhẹ nước dừa có đặc tính hydrat hóa, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể không tốt cho sức khỏe.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP