Khám phá

Tác hại không ngờ của điện thoại bẩn với da

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Khi dùng điện thoại bẩn, có thể gặp đến 5 tác hại bất ngờ sau.

Mụn

"Điện thoại của chúng ta rất bẩn", tạp chí Women's Health dẫn lời Phó giáo sư Joshua Zeichner, chuyên gia da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ).

Điều này là do bàn tay chúng ta thường xuyên chạm lên điện thoại, kể cả lúc đi vệ sinh, khiến thiết bị này trở thành nơi tích tụ rất nhiều thứ, từ tế bào da, mồ hôi tay, vi khuẩn, phấn trang điểm và bụi bẩn từ môi trường.

Khi nghe điện thoại, chúng ta vô tình khiến các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào da mặt. Hệ quả là làm tắc nghẽn lỗ chân lông, cuối cùng gây mụn, đặc biệt là mụn trứng cá.

Cách đơn giản nhất là dùng tai nghe bluetooth. Nếu không dùng tai nghe, mọi người hãy đảm bảo vệ sinh điện thoại bằng dung dịch cồn sát khuẩn ít nhất 2 lần/ngày, Phó giáo sư Zeichner nói thêm.

Vệ sinh điện thoại đơn giản với sản phẩm chuyên nghiệp.

Vệ sinh điện thoại đơn giản với sản phẩm chuyên nghiệp.

Viêm da tiếp xúc

Nhiều loại điện thoại có vỏ được là niken và crom. Ở một số người, da của họ lại dị ứng với 2 kim loại này, dẫn đến hình thành những vết mẩn ngứa trên mặt, ngay vị trí tiếp xúc với điện thoại.

Để khắc phục, những người bị dị ứng với niken, crom nên dùng ốp lưng nhựa và miếng dán màn hình. Cách này sẽ giúp giảm tiếp xúc giữa da với thành phần niken, crom trên điện thoại. Một số loại kem không kê đơn như hydrocortisone có thể giúp giảm ngứa do dị ứng. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng vì có thể khiến da mỏng đi theo thời gian.

Hội chứng Tech neck

Dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ gây ra hội chứng Tech neck. Đó là khi người dùng nghiêng đầu về phía trước quá lâu sẽ gây áp lực lên cơ cổ, dẫn đến đau nhức. Không những vậy, da cổ rất mỏng nên tư thế nghiêng đầu về phía trước trong thời gian dài sẽ làm vùng da sau cổ bị giãn và hình thành nếp nhăn.

Cách phòng ngừa là đảm bảo tư thế tốt, tránh nghiêng đầu về phía trước quá nhiều khi sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Áp dụng sớm các biện pháp chăm sóc da để ngăn nguy cơ da vùng sau cổ bị nhăn, chẳng hạn dùng sản phẩm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, tẩy tế bào da chết hay kem chống nắng để giảm nguy cơ da bị lão hóa do tia cực tím, theo Women's Health.

Quầng thâm quanh mắt

Ánh sáng LED từ điện thoại di động, máy tính bảng hay laptop có thể gây rối loạn chu kỳ ngủ thức, làm cho bạn khó ngủ và không thể ngủ sâu hơn. Chưa kể các kiểu chuông từ tin nhắn, email, FaceBook … là kẻ phá bĩnh không nhỏ của một giấc ngủ ngon. Hậu quả là bạn chào đón ngày mới bằng một đôi mắt thâm quầng như gấu trúc.

Để giải quyết tình trạng này, cách tốt nhất là dùng kem chống lão hóa vùng mắt vào mỗi tối trước khi ngủ, đồng thời tránh xa các thiết bị công nghệ và đặt báo thức bằng đồng hồ thay cho điện thoại.

Đốm nâu và tàn nhang

Sử dụng điện thoại để buôn chuyện trong thời gian dài không chỉ làm chiếc smart phone nóng hôi hổi mà còn khiến vùng da tiếp xúc trực tiếp bị tăng nhiệt độ, thúc đẩy cơ thể sản sinh chất melamin gây ra các vết tối màu, đốm nâu và tàn nhang. Do đó cần hạn chế áp sát điện thoại vào khuôn mặt, hoặc có thể sử dụng loa ngoài và chuyển sang tai nghe Bluetooth để giảm bớt tác hại cho da./.

Tuấn Huy (T/H)

BẢN DESKTOP